Đại hồi • Hello Bacsi

Related Articles

  • Đối kháng với histamin và acetylcholin, làm giảm co thắt cơ trơn (thử nghiện trên chuột lang);
  • Chống lại nọc độc rắn hổ mang;
  • Kích thích tăng cường nhu động ruột, chữa đau bụng và tăng tiết dịch đường hô hấp, dùng làm thuốc tiêu đờm.
  • Ức chế sự phát triển trực khuẩn lao và trực khuẩn subtilis.
  • Cao chiết từ hồi có tác dụng ức chế sự phát triển các bào tử của nhiều loài nấm gây bệnh.

Về tính vị, công năng thì hồi có vị cay, mùi thơm, tính ấm, quy vào 4 kinh can, thận, tỳ và vị. Hồi có tác dụng trừ hàn, khai vị, kiện tỳ, tiêu thực, chống nôn, chỉ thống, trừ phong, sát trùng.

Do đó, đại hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện, giúp tiêu hóa, lợi sữa, giảm đau, giảm co bóp trong đau dạ dày, đau ruột; dùng trong trường hợp dạ dày và ruột co bóp quá mạnh, nôn mửa, tiêu chảy, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, tiểu nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, rắn cắn.

Ngoài ra, đại hồi còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng và gia vị trong nhiều món ăn.

Ở Ấn Độ, quả hồi được nhai để làm thơm hơi thở và giúp tiêu hóa tốt hơn. Hồi có ích trong chứng bệnh đầy hơi, co thắt ống tiêu hóa, lỵ. Nó còn là thành phần phụ trong các thuốc ho hỗn hợp. Tinh dầu hồi cũng có tác dụng kích thích, làm dễ tiêu, trung tiện, long đờm và lợi tiểu nhẹ; là thành phần của thuốc ngậm chữa ho và thuốc xoa bóp chữa thấp khớp, thuốc chữa đau tai, sát khuẩn, trị bệnh nấm da.

Ở Trung Quốc, hồi được dùng chữa đau bụng lạnh, nôn mửa (phối hợp với gừng và đinh hương), chữa thoát vị (với hạnh nhân và hành trắng).

Liều dùng của đại hồi

Liều dùng của đại hồi có thể khác nhau tùy theo đối tượng sử dụng. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Liều dùng thông thường của đại hồi là bao nhiêu?

Ngày dùng 4–8g ở dạng thuốc hãm, rượu thuốc hoặc dùng 1–4g dạng thuốc bột.

Một số bài thuốc dân gian có đại hồi

Đại hồi có mặt trong những bài thuốc nào?

1. Chữa trúng phong, bại liệt một bên cơ thể:

Đại hồi 12g; quế chi 20g; đinh hương, rau sam, dây bìm bìm, cây nghệ, lá cây dâu gió, cây xương bồ, huyết giác, mỗi vị 12g. Tán nhỏ trộn với một bát rượu và một chén nước tiểu, dùng để xoa bóp.

2. Chữa phong thấp:

Đại hồi, hồ tiêu, phèn chua lấy lượng bằng nhau. Giã nhỏ, xoa bóp vào chỗ đau.

3. Chữa thủy thũng:

Đại hồi 4g, hoàng nàn 40g (ngâm với nước đậu đen một ngày để bớt độc hoặc nấu với đậu đen). Tán nhỏ, vo thành viên to bằng hạt đậu xanh, uống mỗi lần 3 viên, ngày uống 3 lần.

4. Chữa các loại đau tức, toát mồ hôi lạnh, suyễn:

Đại hồi, ô dược, thanh bì, riềng, các vị lấy lượng bằng nhau. Đem sao (trừ hồi và ô dược), tán nhỏ rồi uống với rượu đun nóng và đồng tiện.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất