Cốt toái bổ • Hello Bacsi

Related Articles

Tên thường gọi: Cốt toái bổ

Tên gọi khác: Co tặng tó, hộc quyết, cây thu mùn, tổ rồng

Tên khoa học: Drynaria fortunei (Kze) J.Sm.

Họ: Ráng (Polypodiaceae)

Tổng quan về dược liệu cốt toái bổ

Tìm hiểu chung về cốt toái bổ

Cốt toái bổ là một cây cao 20–40cm, sống lâu năm, sống riêng trên các hốc đá, mọc trên những đám rêu hoặc sống trên các thân cây lớn như cây đa, cây si. Thân rễ mọc bò, nạc, dày và dẹt, phủ đầy lông dạng vảy màu nâu, vảy có hình ngọn giáo hẹp. Lá có hai loại: lá không sinh sản che kín thân rễ có tác dụng hứng mùn, hình tim khum, không cuống, màu nâu, mặt dưới có lông, gân lá lồi; lá sinh sản có cuống dài 4–7cm, phiến lá dài màu lục sẫm. Túi bào tử hình tròn, xếp thành hàng đều đặn giữa các gân bên, không có áo túi. Bào tử hình trái xoan, màu vàng nhạt. Mùa sinh sản của cây vào tháng 5–8.

Ở Việt Nam, cốt toái bổ phân bố ở một số tỉnh giáp biên giới Trung Quốc. Cây sinh trưởng và phát tán giống bằng bào tử. Thân rễ có khả năng phân nhánh và mọc nhiều chồi nên rất khó phân biệt từng cá thể. Do trữ lượng tự nhiên hạn chế, lại thường xuyên bị khai thác nên cốt toái bổ trở nên hiếm dần và có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, cần lưu ý bảo tồn.

Bộ phận dùng của cốt toái bổ

Người ta thường dùng thân rễ phơi hay sấy khô của cây cốt toái bổ để làm thuốc. Chọn thân rễ già, cắt bỏ rễ con và phần lá còn sót lại, rửa sạch đất cát rồi chọn loại to cắt thành từng đoạn, đem phơi hay sấy khô. Ngoài ra, mọi người có thể đồ chín trước rồi mới phơi, sấy khô để dễ bảo quản.

Nếu muốn bỏ hết lông bao phủ bên ngoài thân rễ, người ta đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ trên rễ. Dược liệu có mặt ngoài màu nâu đỏ hay nâu đen, nhiều nếp nhăn dọc, nhiều khi thấy sần sùi có mấu và mặt cắt ngang có màu nâu hoặc nâu hồng nhạt.

Thành phần hóa học có trong cốt toái bổ

Thân rễ cốt toái bổ có chứa tinh bột (25–34,98%), glucose, hesperidin. Ngoài ra, còn có khoảng 1,42% flavonoid toàn phần và 1% naringin.

Tác dụng, công dụng của cốt toái bổ

Dược liệu cốt toái bổ có những công dụng gì?

Thử nghiệm đánh giá các tác dụng dược lý của cốt toái bổ trên mô hình động vật cho thấy:

  • Tăng cường chức năng nội tiết sinh dục, bổ thận;
  • Chống viêm;
  • Ổn định màng tế bào hồng cầu.

Trong y học cổ truyền, thân rễ cốt toái bổ có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ thận, mạnh gân xương, hành huyết, phá huyết ứ, chỉ huyết, khu phong thấp, sát trùng và giảm đau.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất