Có nên cho con bú khi bị ngộ độc thực phẩm không? • Hello Bacsi

Related Articles

Vấn nạn thực phẩm bẩn ở nước ta đang diễn tiến hết sức phức tạp. Trong tình hình này, dù có phòng ngừa kỹ đến đâu, các mẹ sau sinh vẫn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Mẹ bị ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm cho bé không là thắc mắc rất phổ biến bởi trong 6 tháng đầu, thức ăn chủ yếu của bé là sữa mẹ. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về điều này, hãy xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi nhé.

Ngộ độc thực phẩm – Nỗi lo không của riêng ai

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi với tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là hiện tượng bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm có chứa độc tố và vi khuẩn gây hại, chẳng hạn như E.coli, salmonella, listeria, các loại virus như rotavirus, các loại ý sinh trùng như giardia.

Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm cũng có thể là do nhiễm các chất hóa học như kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phụ gia thực phẩm, các chất phóng xạ…).

Người bị ngộ độc thực phẩm thường có những biểu hiện sau:

  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Sốt
  • Mất nước
  • Nôn ra máu
  • Đi ngoài ra máu
  • Mệt mỏi

Các bà mẹ đang cho con bú có thể bị ngộ độc thực phẩm do ăn đồ ăn chưa nấu chín. Vì vậy, bạn cần cẩn thận trong khi ăn hải sản, thịt và các sản phẩm từ sữa trong thời kỳ cho con bú.

Mẹ bị ngộ độc thực phẩm có nên cho con bú không?

Mẹ bị ngộ độc thực phẩm vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus chỉ xâm nhập vào dạ dày chứ không phải vào sữa mẹ, vì vậy bạn vẫn có thể tiếp tục cho bé bú. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu, bạn cần ngừng cho con bú và đi khám.

Có một lưu ý mà mẹ nên thực hiện là rửa tay với nước rửa tay sạch khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi cho bé bú để phòng lây nhiễm cho bé.

Mẹ cần làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần làm một số điều sau:

1. Uống nhiều nước

Đây là biện pháp giúp ngăn ngừa mất nước cho cơ thể. Việc uống nhiều nước không chỉ giúp giữ ẩm cho cơ thể mà giúp tăng sản xuất sữa ở các bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước lọc, nước trái cây, tránh các loại nước ngọt, nước có ga và đặc biệt là các thức uống có chứa caffeine bởi theo nhiều nghiên cứu, caffeine có thể gây lợi tiểu, tăng sự trao đổi chất và khiến bạn mất nước nhiều hơn. Dung dịch bù nước đường uống (ORS) cũng có thể giúp cân bằng lượng muối, nước và đường trong cơ thể. Nếu bị tiêu chảy hơn ba ngày, bạn nên dùng các thực phẩm lỏng và tránh dùng các sản phẩm từ sữa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất