Cơ chế tăng huyết áp gây tổn thương thận • Hello Bacsi

Related Articles

Một số chuyên gia cho rằng tăng huyết áp kéo dài sẽ gây tổn thương thận, thậm chí là suy thận. Ngược lại, một trong số những công dụng của thận là điều hòa huyết áp. Do đó, khi thận chịu tổn thương, huyết áp cũng không ổn định và có xu hướng tăng vượt mức kiểm soát.

Vậy, thực tế cơ chế tăng huyết áp tổn hại đến thận như thế nào? Bạn có thể làm gì để phòng ngừa vấn đề này? Hãy cùng Hello Bacsi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé

Thực hư vấn đề cơ chế tăng huyết áp gây suy thận

Thực tế, thận cùng với hệ tuần hoàn phụ thuộc vào nhau để hoạt động tốt và duy trì sức khỏe cho cơ thể. Thận đảm nhiệm trọng trách lấy đi chất thải cũng như các chất lỏng dư thừa trong mạch máu. Trong khi đó, các mao mạch sẽ đưa đến thận những tế bào hồng cầu mang theo oxy và chất dinh dưỡng cần thiết.

Theo thời gian, cơ chế tăng huyết áp có nguy cơ thu hẹp các động mạch. Theo đó, số lượng hồng cầu vận chuyển cũng ít đi. Tế bào ở thận không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng sẽ từ từ thoái hóa và chết. Chính vì lý do này, một số nhà nghiên cứu đánh giá cơ chế tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.

Cơ chế tăng huyết áp tổn thương thận như thế nào?

Mạch máu chịu tổn thương là một trong các hệ lụy của cơ chế tăng huyết áp. Những mao mạch này bao gồm cả động mạch cung cấp máu cho thận.

Nephron là đơn vị thận, phần lớn nằm ở vỏ thận. Một số ít nephron “cư ngụ” tại phần vỏ tiếp giáp với tủy thận.

Cấu tạo của nephron gồm cầu thận, ống thận và các mạch máu liên quan. Nếu bạn bị tăng huyết áp và không có biện pháp can thiệp kịp thời, mạng lưới mao mạch quanh thận có thể hẹp, cứng và yếu đi. Lúc này, động mạch chịu tổn thương không còn đủ khả năng cung cấp đủ tế bào hồng cầu mang chất dinh dưỡng và oxy đến mô thận, từ đó hệ quả sẽ bao gồm:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất