Chụp cộng hưởng từ mạch máu: Khái niệm và chỉ định • Hello Bacsi

Related Articles

Điều cần thận trọng

Chụp cộng hưởng từ mạch máu có nguy hiểm không?

Chụp cộng hưởng từ mạch máu nhìn chung là phương pháp an toàn. Vì không sử dụng bức xạ như tia X trong chụp X-quang nên người bệnh có thể thực hiện nhiều lần mà không phải lo ngại các rủi ro về sức khỏe. Nếu có biến chứng từ kỹ thuật, thông thường là do phản ứng với chất cản quang và thuốc gây mê.

Chất cản quang có thể gây ra:

  • Buồn nôn
  • Da mặt ửng đỏ
  • Cảm giác ấm nóng khi thuốc được tiêm vào cơ thể
  • Đau đầu

Tất cả những hiện tượng này là bình thường và người bệnh đều có thể sẽ trải qua. Tuy nhiên, nếu bị ngứa hoặc khó thở thì có thể đó là dấu hiệu của phản ứng dị ứng, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc chứng sợ không gian hẹp (claustrophobia) có thể không thoải mái khi chụp.

Quy trình thực hiện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trước khi thực hiện

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây mê nên người bệnh cần sắp xếp người thân đi cùng. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh không ăn hoặc uống trong 4-6 giờ trước đó. Tuy nhiên, người bệnh có thể không đủ điều kiện để thực hiện chụp cộng hưởng từ mạch máu nếu thuộc những trường hợp sau:

  • Đang mang thai
  • Có máy tạo nhịp tim hoặc thiết bị kim loại khác trong cơ thể như van tim nhân tạo
  • Có khối lượng cơ thể nặng hơn 135kg

Trước khi bắt đầu, người bệnh sẽ được yêu cầu thay áo choàng bệnh nhân và tháo cởi các vật dụng có chi tiết kim loại hoặc đồ trang sức có thể ảnh hưởng trong từ trường. Nếu lo lắng hay sợ hãi, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc an thần để thư giãn.

Trong khi thực hiện

Để bắt đầu, kỹ thuật viên sẽ giúp người bệnh nằm lên bàn chụp. Kỹ thuật viên có thể tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch trên mu bàn tay hoặc cánh tay của người bệnh để giúp cải thiện chất lượng hình ảnh. Nếu có bất kỳ lo ngại nào về phản ứng dị ứng với chất cản quang, bị bệnh thận hoặc có tiền sử suy thận, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ, vì chức năng thận kém có thể ảnh hưởng đến khả năng đào thải chất cản quang khỏi cơ thể.

Trong quá trình chụp, máy MRI sẽ tạo nhiều âm thanh lớn lặp đi lặp lại. Người bệnh sẽ được cung cấp nút tai hoặc tai nghe để bảo vệ thính giác. Kỹ thuật chụp này không xâm lấn, không gây đau. Người bệnh cần nằm yên, càng ít cử động càng tốt để quá trình chụp tạo ra hình ảnh chất lượng tốt nhất. Người bệnh có thể trò chuyện với kỹ thuật viên thông qua loa (kỹ thuật viên sẽ ở bên ngoài phòng chụp) để giảm bớt căng thẳng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất