Chức năng của các cơ quan nội tạng: Kiến thức hữu ích cần dạy trẻ ngay

Related Articles

Trẻ nhỏ luôn tò mò, mong muốn được học hỏi và tìm hiểu thế giới xung quanh. Việc tìm hiểu về chức năng, cấu tạo của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể là một trong những đề tài thú vị mà cha mẹ có thể chia sẻ với trẻ để giúp trẻ biết cách chăm sóc và thêm yêu cơ thể mình. Thế nhưng, với đề tài này, bạn sẽ nói với trẻ điều gì đây? Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây nhé.

Mỗi cơ quan trong cơ thể đều đảm trách một chức năng riêng biệt để duy trì sự sống cho cơ thể. Các cơ quan này được bao bọc bởi một lớp da. Trên da có nhiều lông nhỏ, mọc không đều nhau. Trong da có mạch máu, đầu mút các dây thần kinh và tuyến mồ hôi. Da có chức năng bảo vệ các cơ quan trong cơ thể tránh được những ảnh hưởng có hại của môi trường bên ngoài, góp phần giữ nhiệt độ cơ thể không đổi. Dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương. Cơ tạo nên hình dạng ngoài của cơ thể, xương làm thành cái khung bảo vệ cơ thể và các nội quan.

Não bộ

Đây là cơ quan còn nhiều chức năng bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn chưa khám phá hết. Não bộ là một phần của hệ thần kinh, là trung tâm điều khiển toàn bộ cơ thể với hơn 100 tỷ tế bào. Bộ não không có các thụ thể đau, nói cách khác, não nhận tín hiệu đau nhưng nó không thể cảm thấy đau. Không những vậy, não còn là một bộ nhớ với dung lượng lên đến 100 terabyte, tương đương với một siêu máy tính. Con người thực tế mới chỉ sử dụng một phần nhỏ khả năng của não. Thậm chí trong lúc ngủ, chúng ta cũng chỉ sử dụng khoảng 10% bộ não.

Trái tim

Trái tim là một phần của hệ tim mạch, chịu trách nhiệm đưa máu đến các mô. Mỗi trái tim tạo ra áp lực lớn đủ để làm máu văng xa tới trên 9m, tương đương chiều cao một tòa nhà 3 tầng. Mỗi ngày, một trái tim khỏe mạnh phải bơm khoảng 2.000 lít máu đi qua toàn bộ chiều dài hệ thống mạch máu trong cơ thể (khoảng 96.500 km).

Trái tim trẻ em có kích cỡ bằng một nắm tay của người lớn. Trong khi đó, tim người lớn thường có kích cỡ bằng 2 nắm tay người đó.

Phổi

Phổi là một cơ quan của hệ hô hấp, có nhiệm vụ vận chuyển khí oxy từ môi trường bên ngoài vào nuôi các tế bào trong cơ thể và đẩy khí cacbonic độc hại ra ngoài. Trọng lượng riêng của phổi rất nhẹ, có thể nổi trên mặt nước. Mỗi ngày có khoảng 10.000 lít không khí đi qua phổi, chính vì vậy, phổi rất dễ bị vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng, bụi mịn trong không khí… xâm nhập gây ho khan hoặc ho có đờm, khó thở. Để phổi luôn khỏe mạnh, chúng ta cần có biện pháp bảo hộ để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như khói bụi, khói thuốc lá, mùi hóa chất…

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất