Chữa bệnh gout bằng Đông y: Hiệu quả và dễ thực hiện • Hello Bacsi

Related Articles

Bệnh gout là gì?

Gout là một dạng viêm khớp phát triển ở một số người có nồng độ axit uric cao trong máu. Axit có thể tạo thành các tinh thể trong khớp, gây ra những cơn đau đột ngột, nghiêm trọng, đỏ, ấm và sưng tại khớp bị ảnh hưởng.

Bạn có thể tham khảo thêm: Nguyên nhân bệnh gout: Biết để phòng ngừa

Một số giai đoạn của bệnh gout:

  • Tăng axit uric máu: Tăng axit uric máu thường đã diễn ra trong âm thầm trước khi cơn gout đầu tiên bùng phát. Nồng độ axit uric trong máu ở giai đoạn này tăng cao và các tinh thể urate dần hình thành trong khớp.
  • Bệnh gout cấp tính: Cơn gout xảy ra khi có một yếu tố nào đó (chẳng hạn như một chầu nhậu) đẩy nồng độ axit uric trong máu tăng vọt. Cơn gout thường tấn công vào ban đêm, khiến bệnh nhân thức giấc trong tình trạng khớp bị ảnh hưởng, sưng viêm và đau. Cơn đau đạt đến đỉnh điểm vào khoảng 8-12 giờ sau đó. Triệu chứng sẽ giảm bớt sau một vài ngày và hết sau một tuần đến 10 ngày.

Vào khoảng thời gian giữa những cơn gout cấp, dù người bệnh không thấy đau đớn, nhưng bệnh gout vẫn còn đó. Tình trạng viêm ở mức độ thấp (tuy không gây đau) gây tổn hại đến khớp. Bệnh nhân trong giai đoạn này nên chú trọng đến việc quản lý và kiểm soát bệnh gout thông qua việc thay đổi lối sống và thuốc men. Việc làm này nhằm ngăn chặn các cơn gout trong tương lai, phòng ngừa bệnh tiến triển thành gout mãn tính.

  • Gout mãn tính: Người bị bệnh gout có nồng độ axit uric cao qua các năm có nguy cơ bị gout mãn tính. Các cơn gout sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cơn đau có khả năng không biến mất như trước đây. Tổn thương khớp xảy ra khiến một số bệnh nhân mất khả năng vận động.

Bệnh gout nếu lơ là không điều trị thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bạn có thể tham khảo thêm: Biến chứng bệnh gout nguy hiểm khôn lường

Triệu chứng bệnh gout

Nhiều người nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout là đau dữ dội và sưng ở ngón chân cái. Triệu chứng bệnh gout cũng có thể xuất hiện ở các khớp khác như mắt cá chân hoặc đầu gối.

Bệnh gout thường ảnh hưởng đến một khớp ở một thời điểm, nhưng nếu không được điều trị thì sẽ dẫn đến các vấn đề khác. Axit uric dư trong cơ thể tích tụ bên dưới da, xung quanh khớp, tạo thành tophi (nốt sần) hoặc sỏi thận.

Bệnh gout còn liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận mãn tính và bệnh tim mạch.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh gout?

Những trường hợp với các yếu tố nguy cơ sau đây dễ phát triển bệnh gout hơn bình thường:

  • Di truyền: Nếu gia đình bạn có thành viên trong gia đình mắc bệnh gout, bạn có khả năng bị bệnh gout cao hơn.
  • Có các vấn đề về sức khỏe: Cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tim có khả tăng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Sử dụng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc điều trị cao huyết áp có khả năng làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Một số thuốc ức chế hệ thống miễn dịch mà người bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh vảy nến, người nhận cấy ghép hay dùng cũng khiến nguy cơ mắc bệnh gout tăng cao.
  • Giới tính và tuổi tác: Nam giới dễ mắc bệnh gout hơn nữ giới, ngoại trừ phụ nữ độ tuổi mãn kinh.
  • Chế độ ăn uống: Ăn thịt đỏ và hải sản (một số loại cá và các loại hải sản có vỏ) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Thói quen uống rượu bia và các thức uống ngọt nhiều đường như soda: Uống nhiều hơn hai ly rượu hoặc hai loại bia mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Còn trong soda có đường fructose cũng khiến mức axt uric trong cơ thể tăng cao.
  • Béo phì: Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn. Đồng thời, những người này có xu hướng phát triển bệnh gout ở độ tuổi trẻ hơn, so với người có cân nặng bình thường.
  • Phẫu thuật: Có vài trường hợp từng trải qua một số hình thức phẫu thuật nhất định cũng dễ mắc bệnh gout hơn.

Chữa bệnh gout bằng Đông y

Gout là căn bệnh khó chữa dứt hoàn toàn, bệnh nhân phải sống cùng với những cơn đau và triệu chứng khó chịu. Có lẽ vì vậy mà bệnh gout còn được gọi là thống phong. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm khi áp dụng các phương pháp Đông y nhằm giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh.

Tuy nhiên, hiệu quả do các phương pháp này mang lại chủ yếu đến từ kinh nghiệm dân gian và vẫn chưa được kiểm chứng bởi nghiên cứu đáng tin cậy. Cho nên trước khi áp dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt nếu bạn thuộc những đối tượng như sau:

  • Trẻ nhỏ
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Người đang mắc các bệnh hoặc các vấn đề sức khỏe nào khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch, tiểu đường…
  • Người đang sử dụng bất cứ một loại thuốc nào khác

Trong quá trình áp dụng các phương pháp điều trị bệnh gout, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tránh thực phẩm làm tăng axit uric trong máu, đồng thời uống nhiều nước, chăm luyện tập thể dục thể thao.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất