CHIẾN ĐẤU VỚI “KẺ CẮP THỊ LỰC THẦM LẶNG” GLÔCÔM

Related Articles

Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán tình trạng mắt của cô Yến do không phát hiện sớm nên cần mổ lập tức, không thể kéo dài thêm. Lúc đó, do nhãn áp của cô Yến bị tăng quá cao, bác sĩ kết hợp cho uống thuốc để hạ nhãn áp rồi mới tiến hành phẫu thuật chữa bệnh.

“Tôi vừa lo sợ, vừa tự trách bản thân đáng lẽ khi vừa phát hiện bệnh thì tôi nên đến ngay bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để khám thay vì tự ý ra nhà thuốc để mua thuốc”, cô Yến không khỏi xúc động khi nghĩ lại quá trình mắc bệnh.

“Tôi suy nghĩ lung tung, sợ căn bệnh này sẽ cướp đi thị lực của mình, khiến mình trở thành gánh nặng không thể phụ giúp được gì cho gia đình. Mình mà không thấy đường thì làm sao trông mấy đứa cháu rồi cũng chẳng làm được việc gì cho bản thân. Tôi nghĩ lúc đó là mình chỉ có thể ngồi một chỗ, để con nó phải chăm sóc cho mình thì ôi thôi sợ lắm!”

Cô Yến cho biết ca mổ của cô rất nhẹ và nhanh chóng. Khi mổ, cô gần như không có cảm giác đau. Lúc bác sĩ nói xong, cô mới ngạc nhiên tự hỏi vì sao ca phẫu thuật lại nhanh và nhẹ nhàng như vậy. Khoảng nửa tiếng sau khi mổ, cô Yến bắt đầu có thể nhìn thấy mọi thứ rõ ràng hơn.

kẻ cắp thị lực thầm lặng glôcôm

“Hối hận vì tùy tiện uống thuốc sai bệnh”

Cho giai đoạn hậu phẫu, bác sĩ hẹn cô Yến mỗi tuần, sau đó thì cứ một tháng phải tái khám một lần. Bác sĩ cũng dặn dò cô không được để nước hay các loại mỹ phẩm, dầu tắm gội vào mắt và tránh các chất kích thích, ra đường thì phải đeo kính bảo hộ, tăng cường nghỉ ngơi và không được làm nặng.

Từ sau khi phẫu thuật đến nay đã hơn 4 tháng, cô Yến cho biết mình chỉ có uống thuốc 3 ngày đầu giảm đau. Sau đó, cô chỉ phải nhỏ thuốc đều đặn mỗi ngày. Cô cũng cảm thấy may mắn và hài lòng với kết quả điều trị vì không gặp thêm vấn đề nào về mắt, tình trạng thị lực ổn định, tầm nhìn rõ như ban đầu.

Thực tế, Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Trần Quốc Hoàng cho biết yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công của việc điều trị bệnh Glôcôm nằm ở việc chẩn đoán phát hiện bệnh sớm và phải có sự hợp tác tốt giữa bác sĩ điều trị và bệnh nhân, tuân thủ quy trình chặt chẽ.

Đồng thời, bác sĩ sẽ không chỉ cung cấp kiến thức chữa bệnh khoa học mà còn đem đến sự trấn an lâm sàng cho bệnh nhân để giúp họ không bị hoang mang, mất hy vọng. Bác sĩ sẽ giúp được cho bệnh nhân hiểu rõ việc điều trị căn bệnh này vẫn luôn có hy vọng. Chỉ cần điều trị đúng cách thì người bệnh có thể bảo vệ được thị lực kéo dài đến cả 10-20 năm.

“Lần nào đi tái khám, bác sĩ cũng bảo mắt tiến triển tốt nên tôi mừng lắm. Lúc nào tôi cũng nhớ nhỏ thuốc, từng bị mắt mờ cả đường đi còn không thấy, phải có người dìu dắt, nên tôi rất sợ. Bác sĩ hướng dẫn như thế nào là tôi làm đúng như vậy. Ngày trước tình trạng bệnh của tôi vốn tiến triển xấu nhanh do tôi tự ý uống thuốc sai bệnh từ lúc đầu”, cô Yến bày tỏ sự nuối tiếc.

Lời khuyên của tôi dành cho những ai vừa cảm thấy gặp vấn đề về mắt là hãy đi khám ở bệnh viện chuyên khoa để phát hiện bệnh kịp thời, đừng nên tự ý mua thuốc uống hoặc nhỏ sẽ rất nguy hiểm nếu không đúng bệnh. Đặc biệt với căn bệnh Glôcôm nếu phát hiện trễ quá thì nguy cơ mù lòa rất cao”, cô Yến gửi lời nhắn nhủ.

Đặc biệt, cô Yến cho biết hai người em của cô cũng đều bị bệnh Cườm nước. Lúc đi khám, bác sĩ cũng dặn cô đây là căn bệnh có yếu tố di truyền. Vậy nên, các thành viên khác trong gia đình cũng cần chú ý theo dõi tình trạng mắt thường xuyên, đi khám mắt định kỳ để bảo vệ đôi mắt của bản thân.

Liệu có phải điều trị suốt đời?

Theo Thầy thuốc Nhân dân, Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Viết Giáp, Glôcôm được xem là bệnh lý được điều trị suốt đời từ khi chẩn đoán bệnh đến khi chết đi. Việc điều trị bệnh nhằm mục tiêu hạ nhãn áp và bệnh nhân có thể phải sử dụng đến 5 loại thuốc cùng lúc. Trong trường hợp điều trị thuốc không hiệu quả thì mới chuyển đến phẫu thuật. Đa phần bệnh nhân đều đáp ứng tích cực với quá trình điều trị bệnh với điều kiện phải tuân thủ theo liệu trình điều trị và phát hiện sớm.

Tuy nhiên, mặc dù là căn bệnh điều trị dài hạn nhưng thực tế quá trình điều trị, nhỏ thuốc của bệnh nhân mắc bệnh Glôcôm không quá phức tạp và khó khăn. Theo như trải nghiệm của mình, cô Yến chia sẻ với Hello Bacsi: “Thật ra tôi thấy khi mới được chẩn đoán mắc Glôcôm thì rất sợ nhưng quá trình điều trị bệnh này thì rất đơn giản, không ảnh hưởng gì nhiều đến đời sống hàng ngày.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất