CHIẾN ĐẤU VỚI BỆNH GLÔCÔM: KIÊN TRÌ VÀ LẠC QUAN

Related Articles

Hello Bacsi mời bạn cùng lắng nghe câu chuyện điều trị bệnh Glôcôm cùng bệnh nhân Chú Nguyễn Văn Hồng (63 tuổi) , hiện sống tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh BRVT. Chú Hồng làm công việc bán vé số, sống cùng với vợ và hiện vẫn là thu nhập chính của gia đình dù đang sống với bệnh Glôcôm.

Thông qua bài viết này, độc giả cũng có thể biết thêm nhiều thông tin hữu ích qua phần tham vấn của Thầy thuốc Nhân nhân – Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Viết Giáp, Giám đốc Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa Vũng TàuThạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Trần Quốc Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn xoay quanh căn bệnh này.

“Mắt mờ chỉ còn 5/10 thị lực mới tìm ra bệnh”

Chú Nguyễn Văn Hồng phát hiện mắt mình bắt đầu bị suy giảm thị lực từ cách đây ba năm. Chỉ sau đó khoảng một năm, mắt chú bị mờ nhanh chóng và chỉ còn khoảng 5/10 thị lực.

Đầu tiên khi đến bệnh viện khám, tôi được chẩn đoán bị mộng thịt. Sau đó tôi lại bị cườm khô ở mắt phải. Sau khi phẫu thuật xong, khoảng một tháng tôi lại phát hiện mình mắc cườm nước ở mắt trái. Thời điểm phát hiện bệnh, mắt trái của tôi gần như không còn thấy gì, chỉ thấy những vệt sáng lờ mờ, bị quầng vàng rõ rệt”.

Lúc bấy giờ, chú Hồng được bác sĩ giải thích rõ hơn về bệnh Glôcôm (hay còn gọi là Cườm nước hay Thiên đầu thống) mà chú mắc phải. Bệnh xảy ra khi các tế bào hạch võng mạc và dây thần kinh thị giác bị tổn thương bởi áp lực bên trong mắt (nhãn áp) tăng quá mức bình thường. Điều này gây cản trở quá trình truyền tải tín hiệu từ mắt đến não, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực và thị trường. Theo thời gian, thị trường của người bệnh sẽ bị thu hẹp, thị lực của người bệnh sẽ giảm dần và dẫn đến mù lòa nếu không sớm được điều trị sớm và đúng cách.

“Ở khoảng cách tầm 2m mà tôi không thể thấy và phân biệt được người đối diện là trai hay gái, chỉ thấy mảng màu”, chú Hồng chia sẻ thêm. “Bác sĩ nói tôi phát hiện trễ và đã bị khá nặng nên cho tôi phẫu thuật luôn. Bác sĩ chẩn đoán sau khi phẫu thuật chỉ giữ được 5/10 thị lực, chứ không thể lấy lại được phần thị lực đã mất. Lúc đó, tôi nói với bác sĩ, dù chỉ lấy lại được 3 phần thị lực thì tôi cũng mừng rồi, chứ còn bây giờ mắt không còn nhìn thấy gì cả”.

Nói về triệu chứng và cách phát hiện bệnh Glôcôm, Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Trần Quốc Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn cho biết:

Người bệnh rất khó nhận biết các triệu chứng Glôcôm ngay từ giai đoạn đầu do bệnh diễn ra trong thầm lặng. Có đến 90% người mắc bệnh không có biểu hiện bệnh lý và triệu chứng rõ ràng. Vì vậy căn bệnh Glôcôm còn được xem là “Kẻ cắp thị lực thầm lặng”.

Bệnh thường chỉ được phát hiện trong các buổi khám mắt định kỳ hoặc khi bệnh đã tiến triển, ảnh hưởng đến thị lực hoặc thị trường. Trong trường hợp này có một số dấu hiệu cảnh báo không rõ ràng và không đặc hiệu như: nặng mắt, mỏi mắt, nhức mắt nhẹ thoáng qua, nhìn đèn có quầng xanh đỏ, lóe sáng nhẹ, thường phải dụi mắt, thu hẹp tầm nhìn.

Tuy nhiên, trong trường hợp cơn Glôcôm cấp tính, người bệnh sẽ có các triệu chứng tại mắt và toàn thân của tình trạng tăng nhãn áp như sau: đau một bên đầu và mắt cùng bên dữ dội, giảm thị lực, nhìn mờ như có sương mù trước mắt, nhìn thấy quầng tán sắc khi nhìn vào đèn ban đêm, kích thích chảy nước mắt, nôn hoặc buồn nôn, người mệt lả.

“Mù lòa vĩnh viễn là nỗi sợ khủng khiếp”

Khi phát hiện bản thân bị Glôcôm, chú Hồng không khỏi lo sợ vì đây là căn bệnh khá nguy hiểm ở mắt. Bác sĩ cũng lưu ý với chú về việc không thể khôi phục phần thị lực đã bị mất.

“Thật sự lúc mới phát hiện bệnh tôi sợ hãi khủng khiếp. Tôi rất sợ mình bị mà bị mù là phải nằm một chỗ, không đi bán vé số được mà cũng không lo cho vợ. Vợ tôi từ nhiều năm nay đã bị liệt ở chân không thể đi lại được. Nhà chỉ có hai vợ chồng nương tựa nhau sống. Con cái đứa thì buôn bán, đứa thì làm công nhân tuy không dư giả gì nhưng đứa nào cũng có gia đình và cuộc sống riêng. Tôi không muốn phải trở thành gánh nặng cho chúng”, chú Hồng bộc bạch với Hello Bacsi.

Thầy thuốc Nhân dân, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Viết Giáp, Giám đốc Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng đã có những chia sẻ cụ thể với Hello Bacsi về nguy cơ mù lòa do Glôcôm:

Điều nguy hiểm nhất là những tổn thương chức năng thị giác do bệnh Glôcôm gây ra là không thể hồi phục.

Tức là dù đã điều trị, người bệnh cũng không thể lấy lại được phần thị lực đã mất mà chỉ có thể bảo tồn được phần thị lực hiện có. Do đó Glôcôm là nguyên nhân gây mù phổ biến đứng hàng thứ hai ở nhiều khu vực trên thế giới.

Kết quả điều tra nhanh các bệnh gây mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên năm 2015 của Bộ Y tế cho thấy: mù lòa do Glôcôm chiếm 6,5% trên tổng số nguyên nhân gây mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên.

Sau khi vừa phẫu thuật xong và mở băng, chú Hồng kể lại lúc đó chú nhìn thấy chỉ toàn màu vàng trắng và không nhìn rõ bất kỳ cái gì trước mặt. “Lúc đó hoảng sợ quá, tôi gọi cho vợ thông báo chắc mình bị mù rồi. May mắn là chỉ thời gian ngắn sau, mắt tôi bắt đầu bình phục và trở lại bình thường, nhìn rõ dần. Tới lúc xuất viện là tôi đã lấy lại được 6/10 phần sáng. Đến bây giờ, sau hơn 1 năm điều trị thì thị lực của tôi đã tiến triển rất tốt, nhìn rõ mọi thứ. Tôi có thể thoải mái, dễ dàng đọc báo, xem tivi mà không gặp trở ngại nào“, chú Hồng vui vẻ kể lại.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất