Chẩn đoán và điều trị giãn phế quản như thế nào? • Hello Bacsi

Related Articles

Máy phun sương là thiết bị bao gồm mặt nạ hoặc ống ngậm, một buồng để chuyển thuốc thành dạng sương mù và một máy nén để bơm thuốc vào phổi. Các thuốc điều trị giãn phế quản này giúp làm giảm độ đặc của chất nhầy để bệnh nhân dễ dàng ho ra hơn. Máy phun sương cũng có thể được sử dụng để truyền thuốc kháng sinh nếu cần.

Thuốc giãn phế quản dạng hít

Nếu bệnh nhân giãn phế quản gặp phải các triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn phế quản dạng hít trong thời gian ngắn. Đây là loại thuốc giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn bằng cách làm giãn các cơ trong phổi. Bạn sẽ sử dụng ống hít hoặc máy phun sương để hít vào một lượng nhỏ thuốc. Một số các loại thuốc giãn phế quản dạng hít phổ biến như: beta 2-adrenergic, thuốc kháng cholinergic hoặc theophylline.

điều trị giãn phế quản bằng thuốc

Thuốc kháng sinh

Nếu các triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn do nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân sẽ cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống. Thuốc kháng sinh không chỉ giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn mà còn làm giảm viêm trong phế quản.

Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, bệnh nhân có thể được kê một loại kháng sinh phù hợp. Trong một số trường hợp, sự kết hợp của các loại kháng sinh sẽ đảm bảo hiệu quả chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Nếu đủ sức khỏe để được điều trị giãn phế quản tại nhà, bệnh nhân có thể sẽ được kê đơn 2 đến 3 viên kháng sinh mỗi ngày, uống trong vòng 10 đến 14 ngày. Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối liệu trình điều trị. Không tự ý kết thúc liệu trình ngay cả khi cảm thấy sức khỏe đã tốt hơn. Việc dừng liệu trình sớm có thể khiến tình trạng nhiễm trùng tái phát nhanh chóng.

Nếu các triệu chứng giãn phế quản trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể phải nhập viện và điều trị bằng cách tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch ở cánh tay. Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

3/ Thiết bị thông đường thở

Một số thiết bị thông đường thở cầm tay có thể giúp phá vỡ chất nhầy và loại bỏ chúng ra khỏi phổi. Bệnh nhân bị giãn phế quản sẽ thở ra vào thiết bị cầm tay để giúp phá vỡ chất nhầy. Thiết bị thông đường thở thường được sử dụng như thiết bị đo áp suất thở dương (PEEP) và thông gió qua bộ gõ trong phổi (IPV). Nguyên tắc hoạt động của chúng là sự kết hợp giữa rung động và áp suất không khí để giúp bệnh nhân ho ra chất nhầy dễ dàng hơn.

4/ Phẫu thuật

Phẫu thuật giãn phế quản thường rất hiếm khi được thực hiện. Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, khi giãn phế quản đã ảnh hưởng đến một phần phổi hoặc có tình trạng chảy máu đường thở quá nhiều. Ngoài ra, trong các trường hợp mà các triệu chứng giãn phế quản không thuyên giảm sau khi áp dụng nhiều phương pháp điều trị giãn phế quản khác và bệnh nhân không có bệnh lý tiềm ẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất