Chẩn đoán COVID-19 và những thông tin bạn nên biết! • Hello Bacsi

Related Articles

Xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 và những điều bạn có thể chưa biết

Hiện tại, kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) là phương pháp chính dùng trong chẩn đoán bệnh COVID-19. Phương pháp này hoạt động dựa trên phản ứng khuếch đại gene, có độ chính xác và độ đặc hiệu cao. Trong quá khứ, PCR đã từng được áp dụng tương tự để phát hiện hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS) bùng phát vào năm 2002.

Quy trình làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 gồm các bước sau:

Thu thập mẫu phân tích

Các chuyên viên y tế có thể lấy bệnh phẩm xét nghiệm từ người nhiễm virus SARS-CoV-2 hoặc nghi nhiễm bằng những cách như:

  • Hút dịch từ đường hô hấp dưới
  • Sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng để lấy mẫu mô trong mũi hoặc cổ họng
  • Trực tiếp lấy nước bọt hoặc mẫu phân.

Tiến hành kỹ thuật PCR

Sau khi được thu thập, mẫu bệnh phẩm cần phải trải qua quá trình xử lý để trích xuất axit nucleic. Những chuỗi axit nucleic này là “nguyên liệu” dùng để tiến hành RT-PCR (reverse transcription PCR), một dạng chuyên dụng của PCR có khả năng kết hợp cả hai quá trình khuếch đại số lượng gene và phiên mã ngược đoạn gene của virus trong mẫu.

Kiểm tra sự hiện diện của virus SARS-CoV-2

Bước cuối cùng trong xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 sẽ là kiểm tra sự hiện diện của virus corona chủng mới bằng cách tìm kiếm hai đoạn gene đặc thù của chủng virus này trong kết quả RT-PCR.

Như vậy, kết quả có thể là:

  • Dương tính: tìm thấy sự hiện diện của hai đoạn gene thuộc về virus SARS-CoV-2.
  • Âm tính: không tìm thấy hai đoạn gene cần tìm.
  • Chưa thể kết luận: chỉ tìm thấy một đoạn gene của virus SARS-CoV-2.

Xét nghiệm COVID-19 khi nào có kết quả đối với kỹ thuật RT-PCR?

Để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm, kỹ thuật PCR cũng như RT-PCR cần tiến hành bởi những chuyên viên có trình độ, kinh nghiệm và trong môi trường sạch, ví dụ như phòng thí nghiệm chuyên dụng. Vì vậy, các mẫu bệnh phẩm thường không được kiểm tra tại chỗ mà sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Ngoài ra, RT-PCR cần thời gian để hoạt động hiệu quả nhất. Vậy xét nghiệm COVID-19 khi nào có kết quả? Kết quả chẩn đoán COVID-19 thường có thể được thông báo đến người làm xét nghiệm sau một ngày hoặc lâu hơn.

Với số lượng nghi nhiễm lớn ở Việt Nam hiện nay, các chuyên gia thường sử dụng phương pháp xét nghiệm tại chỗ (point-of-care) để tạm thời đề xuất hướng giải quyết cho từng trường hợp. Tuy nhiên, người nghi nhiễm vẫn sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm để gửi về phòng xét nghiệm phân tích, nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Kết quả xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 có đáng tin cậy không?

Hầu hết trường hợp, độ chính xác của kết quả xét nghiệm RT-PCR rất cao. Tuy nhiên, đôi khi sai sót vẫn có khả năng xảy ra, ví dụ như xét nghiệm được tiến hành khi virus chỉ vừa xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, nồng độ vật chất di truyền của virus trong bệnh phẩm quá thấp, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm chẩn đoán covid-19

Ngoài ra, người thực hiện quy trình RT-PCR có kỹ thuật kém cũng có nhiều nguy cơ dẫn đến kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả.

Đây cũng là nguyên nhân vì sao các bác sĩ yêu cầu người nghi nhiễm và nhiễm COVID-19 làm xét nghiệm nhiều lần trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất