Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp: Bạn cần lưu ý gì? • Hello Bacsi

Related Articles

Tăng huyết áp hay huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, bệnh mạch vành, suy tim và bệnh thận. Chính vì vậy, với người bị tăng huyết áp, việc tìm cách để kiểm soát và giữ huyết áp luôn ở mức ổn định đóng vai trò rất quan trọng. [2]

Vậy cần chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp như thế nào? Chế độ ăn cho người tăng huyết áp ra sao và cần lưu ý gì khi dùng thuốc? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau!

Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp – Cần chú ý duy trì lối sống khoa học

Khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, việc đầu tiên bạn cần lưu ý là giúp người bệnh duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh. Lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh cao huyết áp. Nếu kiểm soát huyết áp thành công bằng một lối sống lành mạnh, người bị tăng huyết áp có thể tránh, trì hoãn hoặc giảm nhu cầu sử dụng thuốc. [1]

Tăng cường hoạt động thể lực ở mức phù hợp

Vận động, tập thể dục thường xuyên khoảng 150 phút một tuần hoặc 30 phút mỗi ngày có thể giúp người bị tăng huyết áp giảm 5 – 8 mmHg. Tuy nhiên, bệnh nhân tăng huyết áp sẽ cần duy trì việc tập luyện đều đặn bởi nếu không, huyết áp của có thể tăng trở lại. [1]

Bạn có thể khuyến khích người bị tăng huyết áp tập luyện một số bộ môn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc khiêu vũ. [1] Việc tập luyện sức bền cũng có thể giúp làm giảm huyết áp. Người bị tăng huyết áp có thể tập đan xen các bài rèn luyện sức mạnh ít nhất 2 ngày/ tuần. Bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để lên lịch tập phù hợp cho bệnh nhân tăng huyết áp. [1]

Giảm cân và duy trì cân nặng ở mức ổn định

Huyết áp thường tăng khi cân nặng tăng. Béo phì, thừa cân có thể gây gián đoạn hô hấp khi ngủ (chứng ngưng thở khi ngủ) và theo thời gian có thể làm tăng huyết áp.

Chính vì vậy, nếu người bị tăng huyết áp bị thừa cân, béo phì, bạn sẽ cần lưu ý đến việc giảm cân cho người bệnh để góp phần kiểm soát huyết áp. Với mỗi kilogram trọng lượng giảm được, người bệnh có thể giảm chỉ số huyết áp của mình khoảng 1mmHg [1].

Ngoài ra, người bệnh nên cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2. Đồng thời, cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. [8]

Bỏ thói quen hút thuốc nếu có

Thuốc lá là một trong những “thủ phạm” gây tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch [2]. Ngừng hút thuốc có thể giúp huyết áp của người bệnh trở lại mức bình thường. Ngoài ra, bỏ thuốc còn giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc bệnh tim và hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng quát. Chính vì vậy, khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, bạn nên khuyến khích người bệnh cai thuốc và ngừng hoàn toàn việc hút thuốc. [1, 8]

Giảm căng thẳng, chú ý nghỉ ngơi, thư giãn

Căng thẳng có thể góp phần làm tăng huyết áp. Nguyên nhân là do khi căng thẳng, người bệnh sẽ có xu hướng đối phó bằng cách ăn nhiều các thức ăn không lành mạnh, uống rượu hoặc hút thuốc. [1]

Khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, bạn nên chú ý đến trạng thái tinh thần của người bệnh. Nếu người bị tăng huyết có dấu hiệu căng thẳng, lo âu, hãy dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân. Khi đã xác định được nguyên nhân, hãy giúp người bệnh tìm ra giải pháp. Ngoài ra, bạn cũng nên nhắc nhở người bệnh dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và làm những việc mình thích như đi dạo phố, nấu ăn…[1,8]

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp

 Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp bằng cách duy trì chế độ ăn khoa học

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất