Liều dùng
Liều dùng thông thường của cây trâm
Liều dùng của vị thuốc này có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác.
Ví dụ, vỏ thân, vỏ cành to dùng để chữa đau bụng, đầy chướng, ăn không tiêu, táo bón, nôn mửa, lỵ, tiêu chảy có thể dùng 8–12g/ ngày. Bạn có thể sắc uống hoặc dùng tươi ép lấy nước uống. Khi dùng lá cây trâm chữa đái tháo đường, liều dùng thường từ 4–10g/ ngày.
Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Một số bài thuốc dân gian
Cây trâm có mặt trong những bài thuốc nào?
1. Chữa đau bụng, đầy chướng, ăn không tiêu, táo bón:
Vỏ cây trâm 8–12g, sắc uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác như bán hạ chế, chỉ thực hoặc chỉ xác, ô dược hoặc hương phụ, trần bì, cát sâm, mỗi thứ 4–8g, sắc uống.
Vỏ cây trâm 12g, bán hạ chế 8g, cát sâm sao 8g, cam thảo 4g. Tất cả đem sắc uống.
Vỏ cây trâm, hoàng cầm, mỗi vị 12g, sài hồ 16g, chỉ thực 8g, bán hạ chế 6g, đại hoàng sống 0,4kg. Sắc uống.
2. Chữa tiêu chảy, nôn mửa:
Vỏ cây trâm, hoắc hương, vỏ rụt, sa nhân, củ riềng già, mỗi vị 4–8g. Sắc lấy nước đặc uống.
Vỏ trâm vối 12g, nhục đậu khấu, bán hạ chế, hoắc hương, trần bì, mỗi vị 8g, kha tử 4g. Tất cả đem sắc uống.
3. Điều trị đái tháo đường (tiểu đường):
Hạt quả cây trâm đem phơi khô, tán thành bột mịn, ngày dùng 4–8g, dùng nhiều ngày. Bạn có thể dùng cả quả có hạt, phơi khô, tán dập và nấu cao.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá làm giúp hạ đường huyết, hãm hoặc sắc nước uống thay chè, dùng 4–8g/ ngày.
Thận trọng
Trước khi dùng cây trâm, bạn nên biết những gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu: