Cây lưu ly là thảo dược gì? Công dụng và liều dùng • Hello Bacsi

Related Articles

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp: liều dùng là 1,1 hoặc 1,4g dầu hạt cây lưu ly, uống hàng ngày trong 24 tuần.

Để điều trị bệnh rối loạn về da, áp dụng liều dùng từ 2 – 4g/ngày ở người lớn và 1 – 2g/ngày cho trẻ em.

Dạng dùng của cây lưu ly là gì?

Chưa có dạng bào chế cụ thể cho cây lưu ly, nhưng người ta thường sử dụng dược liệu này dưới dạng chiết xuất tinh khiết hoặc nước hãm.

Cách dùng cây lưu ly

Từ thời Trung cổ, ở châu Âu, lá cây lưu ly được sử dụng như một loại thảo dược. Người ta thêm lá và hoa lưu ly vào rượu và nước cốt chanh để làm nước giải khát.

Như các loại tinh dầu khác, dầu cây lưu ly được khuyến cáo dùng bôi ngoài da, không uống. Trước khi bôi lên da, bạn có thể pha loãng dầu lưu ly với các loại dầu dẫn khác như dầu dừa hoặc dầu bơ, để tránh gây kích ứng da.

Trà hoa lưu ly

Lưu ý, thận trọng

Tác dụng phụ khi dùng cây lưu ly là gì?

Các bộ phận của cây lưu ly bao gồm lá, hoa và hạt có thể chứa pyrrolizidine alkaloids (PAs). Đây là chất có thể làm tổn thương gan hoặc gây ung thư, đặc biệt khi dùng với liều cao hoặc trong một thời gian dài. Tuy nhiên, các hợp chất này thường được loại bỏ trong quá trình chế biến cây lưu ly. Bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm từ cây lưu ly được chứng nhận và dán nhãn không chứa PAs.

Hoạt chất trong cây lưu ly có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa nhẹ, ví dụ như đầy hơi, buồn nôn và khó tiêu. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác khi dùng thảo dược này gồm: phân mềm, tiêu chảy, gây tổn thương gan hoặc ung thư, đặc biệt khi dùng liều cao hoặc trong một thời gian dài.

Cảnh báo

  • Trẻ em: Dầu hạt lưu ly không có chứa PAs có thể an toàn khi dùng bằng đường uống với liều lượng và thời gian sử dụng thích hợp.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Dầu hạt lưu ly có thể không an toàn đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú. Điều quan trọng là bạn nên tránh sử dụng dầu hạt lưu ly chứa pyrrolizidine alkaloids (PAs). PAs có thể gây bệnh gan và gia tăng nguy cơ bị ung thư đối với người mẹ, đi vào sữa mẹ gây nguy hại cho bé. Các nhà khoa học cảnh báo, bạn không nên dùng dầu hạt lưu ly khi mang thai hay cho con bú.
  • Rối loạn chảy máu: Có một số ý kiến cho rằng dầu hạt cây lưu ly có thể kéo dài thời gian chảy máu và tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Nếu bạn bị rối loạn chảy máu, hãy thận trọng khi sử dụng.
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan: Các bộ phận của cây lưu lý có chứa PAs gây ngộ độc gan, có thể khiến bệnh gan trở nên tồi tệ hơn.
  • Phẫu thuật: Cây lưu ly có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. Ngừng sử dụng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
  • Động kinh: Cần thận trọng khi sử dụng dầu cây lưu ly cho người bệnh động kinh.

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp các tác dụng phụ kể trên. Ngoài các tác dụng phụ này, cây lưu ly còn có thể gây tác dụng phụ khác. Nếu bạn có câu hỏi về tác dụng phụ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về dược liệu.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất