Cắt toàn bộ tuyến giáp có ảnh hưởng nguy hiểm gì không? – Hello Bacsi

Related Articles

Trong bài viết dưới đây, Hello Bacsi sẽ tổng hợp những thông tin nhằm giải đáp những băn khoăn về các ảnh hưởng của phương pháp cắt toàn bộ tuyến giáp.

Khi nào cần cắt bỏ tuyến giáp?

Cắt bỏ tuyến giáp là một thủ thuật để loại bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp. Phương pháp cắt tuyến giáp truyền thống mô tả quá trình phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện thông qua một vết rạch ngang nhỏ ở phía trước cổ. Toàn bộ tuyến giáp có thể bị cắt bỏ hoặc chỉ một thùy, một phần thùy, eo giáp hoặc các phần khác của tuyến giáp.

Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật được khuyến nghị đối với một số rối loạn của tuyến giáp, bao gồm:

  • Tuyến giáp lớn hoặc bướu cổ đa nhân gây ra các triệu chứng khó thở hoặc khó nuốt
  • Nhân độc tuyến giáp (một khối u lành tính)
  • Ung thư tuyến giáp
  • Bệnh Graves (cường giáp hoặc nhiễm độc giáp)
  • U tuyến giáp tái phát.

Khuyến cáo về mức độ phẫu thuật tuyến giáp sẽ được xác định bởi lý do cần phẫu thuật. Bác sĩ có thể cân nhắc rất kỹ lưỡng việc cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp của bệnh nhân. Tuy nhiên, mức độ phẫu thuật không chỉ là một quyết định cá nhân phức tạp, mà còn là sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt y tế dựa trên tình trạng bệnh và sức khỏe của từng người.

Điều quan trọng là ca phẫu thuật phải được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm, thường xuyên phẫu thuật tuyến giáp. Nếu được chỉ định cắt bỏ tuyến giáp, bạn đừng ngần ngại hỏi bác sĩ phẫu thuật bất kỳ câu hỏi, như các biến chứng hậu phẫu có thể xảy ra, từ đó cân nhắc thêm các phương pháp có thể thay cho hình thức phẫu thuật.

Tìm hiểu thêm Cắt tuyến giáp điều trị bướu cổ

Trường hợp nào phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp?

phẫu thuật cắt tuyến giáp

Để trả lời cho câu hỏi “cắt toàn bộ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?”, cần phải biết được trường hợp nào cần cắt toàn bộ tuyến giáp. Cắt toàn bộ tuyến giáp có thể được thực hiện đối với nhiều loại bệnh bao gồm bệnh Graves, bướu cổ đa nhân, bướu giáp chìm sau xương ức và ung thư tuyến giáp… Gần như 100% bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp đều phải tiến hành phẫu thuật, trong đó, đa số đều là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Sau đó, người bệnh sẽ được điều trị bằng i ốt phóng xạ để loại bỏ hoàn toàn nhân ung thư.

Ngoài ra, khi tình trạng sưng, viêm, nhiễm trùng ảnh hưởng đến toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân cũng cần phải áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Nếu bác sĩ chẩn đoán là bướu cổ lớn hai bên, người bệnh cũng sẽ được đề nghị chữa trị theo phương pháp này.

Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ phẫu thuật có thể chọn thực hiện phẫu thuật cắt gần như toàn bộ tuyến giáp, trong đó một phần mô tuyến giáp nhỏ được giữ lại. Cụ thể, bác sĩ sẽ giữ lại một phần mô tuyến giáp nhỏ ở khu vực tuyến cận giáp và dây thần kinh thanh quản quặt ngược để tránh làm hỏng các cấu trúc này.

Cắt toàn bộ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?

Chắc hẳn rằng, khi được chỉ định phẫu thuật tuyến giáp toàn phần, các bệnh nhân đều đặt ra câu hỏi: “Liệu cắt toàn bộ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?”. Bên cạnh đó, đa phần bệnh nhân sẽ băn khoăn về những biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn hậu phẫu.

Mặc dù phẫu thuật tuyến giáp là một phương pháp an toàn và ít khi xảy ra các rủi ro hay biến chứng nguy hiểm, nhưng khi được hỏi “Cắt toàn bộ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?”, các chuyên gia sức khỏe khẳng định là có! Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng như thế nào còn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, tay nghề của bác sĩ phẫu thuật và quá trình chăm sóc sức khỏe hậu phẫu.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất