Cắt 1 bên buồng trứng có con được không? Làm sao thụ thai thành công?

Related Articles

Ảnh tác giảbadge

Dẫu cho phải thực hiện phẫu thuật cắt 1 bên buồng trứng, bạn vẫn còn cơ hội mang thai và được làm mẹ như những người phụ nữ khác.

Trong nhiều trường hợp, phụ nữ chỉ có 1 buồng trứng cũng có thể dễ dàng mang thai như người có đầy đủ hai buồng trứng. Vì lý do y tế, một số phụ nữ có thể phẫu thuật cắt đi 1 bên buồng trứng hoặc do bẩm sinh mà chỉ có duy nhất 1 buồng trứng ngay từ khi chào đời.

Nếu quy trình cắt bỏ buồng trứng làm tổn thương ống dẫn trứng hoặc dẫn đến việc cắt bỏ một hay thậm chí cả hai ống dẫn trứng, bạn có thể gặp khó khăn trong việc mang thai. Trong trường hợp này, bạn hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ sản khoa. Nếu ống dẫn trứng vẫn ổn, một người phụ nữ chỉ có 1 buồng trứng vẫn sẽ đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị sinh sản và không gặp bất cứ vấn đề nào.

Nguyên nhân khiến phụ nữ phải cắt 1 bên buồng trứng

Việc cắt 1 bên buồng trứng là một thủ tục phẫu thuật để loại bỏ buồng trứng và đôi khi đi kèm cả ống dẫn trứng. Việc loại bỏ cả hai buồng trứng được cho rằng không cần thiết nếu ít nhất một trong hai buồng trứng hoạt động ổn định. Nếu bạn gặp phải một trong những tình trạng sau đây, việc phẫu thuật buồng trứng có thể được cân nhắc tiến hành:

1. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là hiện tượng 1 khối nhỏ chứa dịch lỏng hoặc chất rắn xuất hiện trên bề mặt hoặc bên trong buồng trứng. Nhiều phụ nữ có u nang buồng trứng mà không có biểu hiện triệu chứng, nhưng một số trường hợp gặp phải u nang lớn hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể cảm nhận các dấu hiệu khác bên cạnh cảm giác đau. Trong trường hợp như vậy, 1 bên buồng trứng sẽ cần phải được loại bỏ.

2. Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng bắt đầu khi các tế bào trong buồng trứng bị đột biến và nhân lên một cách không kiểm soát được. Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng có nguy cơ cao mắc phải loại ung thư này. Điều này làm cho bạn phải cắt bỏ 1 bên buồng trứng.

3. Lạc nội mạc tử cung

Trong kỳ hành kinh, lớp lót bên trong tử cung bong ra và thoát ra khỏi âm đạo cùng với máu tạo nên kinh nguyệt. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung. Việc mắc căn bệnh này khiến các mô trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lấn sang ống dẫn trứng.

Những mô phát triển không đúng này vẫn hoạt động bình thường như các mô tử cung nên chúng sẽ bị bong ra và chảy máu trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, do các mô này phát triển bên ngoài tử cung nên máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà bị tích lại, gây nên hiện tượng chảy máu bên trong và nhiễm trùng, dẫn đến nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. Điều này khiến bạn có nguy cơ phải cắt bỏ 1 bên buồng trứng.

4. Áp xe buồng trứng

Trong nhiều trường hợp, do nhiễm trùng mà một túi mủ hình thành trong buồng trứng. Hiện tượng này gọi là áp xe. Trong một số trường hợp như vậy, buồng trứng bị áp xe có thể cần phải được loại bỏ.

Khả năng mang thai khi chỉ có một buồng trứng

cắt 1 bên buồng trứng

Liệu phụ nữ cắt 1 bên buồng trứng có con được không? Câu trả lời là có. Cơ hội mang thai ở người chỉ có một buồng trứng ngang bằng với cơ hội mang thai của người có hai buồng trứng.

Điều đóng vai trò cần thiết trong việc mang thai là lý do khiến bạn phải cắt bỏ buồng trứng. Nếu phải cắt bỏ buồng trứng vì những tình trạng nghiêm trọng thì khả năng sinh sản của bạn sẽ giảm xuống.

Thêm vào đó, điều quan trọng nhất của việc mang thai khi chỉ có một buồng trứng là ống dẫn trứng ở buồng trứng này phải khỏe mạnh. Vai trò chính ống dẫn trứng bao gồm việc bắt trứng khi trứng rụng. Nếu trứng có thể đến tử cung thông qua ống dẫn trứng, bạn không gặp vấn đề gì về khả năng sinh sản.

Mỗi tháng buồng trứng sẽ giải phóng 1 quả. Nếu chỉ có một buồng trứng, cơ thể bạn vẫn thực hiện được chu trình này. Trong trường hợp buồng trứng không liền kề với ống dẫn trứng thì ống dẫn trứng phải khỏe mạnh để trứng có thể chạm tới ống. Tuy nhiên, điều này làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Làm thế nào để mang thai khi chỉ có 1 buồng trứng?

Quá trình rụng trứng diễn ra bình thường ở hầu hết phụ nữ có một buồng trứng và họ không gặp vấn đề trở ngại nào trong việc mang thai. Nếu đang ấp ủ dự định có con, bạn hãy cân nhắc tham khảo những gợi ý sau:

Bước 1: Đến gặp bác sĩ sản khoa

Bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành siêu âm để kiểm tra khả năng hoạt động và khả năng giải phóng trứng đúng lúc. Các xét nghiệm khác cũng sẽ được thực hiện để đảm bảo rằng bạn không phải đối mặt với bất kỳ biến chứng nào khác có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Bước 2: Trong thời gian cố gắng thụ thai hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và đánh dấu những ngày mà bạn cho rằng trứng có thể rụng. Tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng sẽ giải phóng 1 quả trứng thường trong khoảng từ ngày thứ 11 đến ngày 21 (đối với người có chu kỳ kinh 28 – 30 ngày). Tuy nhiên, trứng cũng có thể rụng bất cứ lúc nào trong chu kỳ.

Bước 3: Chú ý các dấu hiệu rụng trứng

Khi quá trình rụng trứng xảy ra, bạn sẽ cảm thấy sự thay đổi trong chất nhầy cổ tử cung. Ngoài ra, trong thời gian rụng trứng, nhiệt độ cơ thể của bạn có thể tăng lên một chút. Vì vậy, đừng bỏ qua những dấu hiệu rụng trứng này nhé.

Bước 4: Quan hệ tình dục đúng thời điểm

Tinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể người phụ nữ đến vài ngày. Trong khi đó, trứng chỉ có thể tồn tại dưới 24 giờ sau khi rụng. Vì vậy, hãy quan hệ tình dục trước thời điểm rụng trứng vài ngày hoặc trong trong thời gian xảy ra sự rụng trứng. Điều này sẽ làm tăng cơ hội mang thai cho bạn.

Bước 5: Thử thai

Thực hiện thử thai vaò thời điểm hai tuần sau khi rụng trứng (áp dụng đối với phụ nữ có chu kỳ kinh đều 28 – 30 ngày). Nếu kết quả là âm tính, bạn hãy lặp lại các bước kể trên trong chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Có thể bạn sẽ mất vài tháng để thụ thai thành công nhưng đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục cố gắng. Tuy nhiên, nếu không thể có tin vui trong vòng 6 đến 12 tháng, bạn hãy đến gặp bác sĩ.


Hơn 70.000 mẹ bầu đã tìm đến Cộng đồng Mang Thai!

Gia nhập cộng đồng để cập nhật kinh nghiệm chuẩn bị mang thai miễn phí từ bác sĩ và các mẹ bỉm thông thái khác. Click tham gia ngay!


Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất