Cảnh giác với 5 bệnh mà trẻ nhỏ hay mắc phải

Related Articles

Trong khi đốt, những con muỗi mang mầm bệnh sẽ truyền vào cơ thể trẻ virus Dengue. Từ 4 – 6 ngày sau, trẻ mới bắt đầu phát bệnh với các triệu chứng như sốt cao liên tục, dưới da xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng, gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và thậm chí dẫn đến tử vong.

4. Thủy đậu

Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ là bệnh lý có tính lây nhiễm rất cao trong cộng đồng, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất do sức đề kháng còn yếu. Căn bệnh này do một loại virus có tên khoa học là Varicella – Zoster gây ra. Theo thống kê hàng năm của ngành y tế, ở bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Bởi đây là khoảng thời gian độ ẩm trong không khí khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh thủy đậu phát tán và lây bệnh.

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể từ 10 – 20 ngày, trẻ mới xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn. Lúc này, trên da có thể xuất hiện những nốt hồng ban có đường kính vài milimét, vài ngày sau các nốt mụn nước sẽ bắt đầu hiện lên. Những mụn nước có kích thước từ 1 – 3mm, chứa dịch trong suốt. Tuy nhiên, có những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hoặc nếu bị nhiễm khuẩn, mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Thông thường, sau 7 – 10 ngày, các nốt mụn nước sẽ khô dần, bong vảy, da trở nên thâm và không để lại sẹo. Trong những ngày mắc bệnh, bạn nên nhắc nhở trẻ hạn chế việc gãi, cào nốt mụn nước để tránh gây trầy xước, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày bằng nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh là mụn nước bị vỡ gây rát, dễ nhiễm khuẩn và để lại sẹo sau này.

5. Bệnh tay chân miệng (HFMD)

Tay chân miệng là bệnh thường bùng phát vào mùa hè bởi đây là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường nên virus rất dễ sinh sôi và phát triển, đặc biệt là ở những nơi tập trung nhiều người như nhà trẻ, khu vui chơi, bể bơi. Bệnh do virus đường ruột Enterovirus (E71) và Coxcakieruses gây nên, lây chủ yếu theo đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng trẻ dưới 5 tuổi thường có nguy cơ cao do hệ miễn dịch còn non yếu.

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm bệnh từ 3 – 6 ngày. Ở giai đoạn đầu, trẻ có thể bị sốt, đau họng, chảy nước miếng và biếng ăn. Với trẻ nhỏ, bé có thể quấy khóc và bỏ bú. Sau đó, các vết loét đỏ bắt đầu xuất hiện ở niêm mạc miệng, môi trong, lợi, lưỡi… với kích thước từ 2 – 3mm và khiến bé đau rát. Tiếp theo, ở bàn tay, bàn chân và phần mông của bé sẽ mọc lên các mụn nước, bọng nước. Các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu nhận thấy trẻ sốt cao trên 39°C, ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì hãy đưa bé đến bệnh viện ngay bởi đây thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm.

Tay chân miệng là một bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp phải các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, thở nhanh. Đồng thời, bệnh còn có thể dẫn đến viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí là tử vong.

Đánh bay bệnh tật mùa hè – Để trẻ tự tin khám phá thế giới

Làm thế nào để giúp bé yêu có những ngày hè vui khỏe, không lo bệnh tật để có thể tự do vui chơi, khám phá là vấn đề làm đau đầu nhiều bậc cha mẹ. Thực tế, không có cách nào để phòng tránh tuyệt đối các căn bệnh kể trên nhưng theo các bác sĩ, bạn có thể thử áp dụng một số cách sau để giúp trẻ củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho con:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất