Cảm cúm có nguy hiểm không? • Hello Bacsi

Related Articles

Tỏi là vị thuốc cổ truyền giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cúm hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có nhiều công dụng như giải độc, sát khuẩn, tiêu nhọt, tiêu đàm, chữa khí hư, trướng bụng…

Theo Tây y, allicin có trong tỏi khi tỏi được cắt, nghiền hoặc đập giập rất tốt cho người bị bệnh cảm cúm. Chất này có khả năng kháng sinh, kháng nấm, ký sinh trùng, virus, giảm mỡ máu, giảm cholesterol trong máu, cải thiện hệ thống miễn dịch…

Bạn lưu ý là allicin chỉ có trong tỏi sống bị cắt, đập giập vì nó không tồn tại sẵn trong củ tỏi. Tỏi tươi nguyên tép và tỏi đã làm chín không có tác dụng dược lý nhiều như tỏi sống đập giập.

Người ta gọi tỏi là “phương thuốc của người nghèo” vì nó chứa chất kháng viêm mạnh, tăng cường miễn dịch giúp chống lại nhiều bệnh tật nhưng lại khá rẻ tiền. Dùng tỏi khi xông hơi đường mũi họng hoặc ăn tỏi sống đều được.

Để xông hơi với tỏi, bạn có thể làm theo gợi ý sau:

  • Dùng tờ giấy A4 cuốn lại thành hình phễu, cắt một lỗ nhỏ ở chỗ đầu nhọn của phễu.
  • Cho tỏi vào một cốc hay chén rồi đập giập, chế thêm ít nước sôi.
  • Chụp phễu giấy lên cốc. Phễu này giúp điều hướng để tinh chất tỏi đi sâu vào vùng mũi họng của bạn.

Để trị cảm cúm thì nên ăn tỏi sống. Nếu ăn được tỏi sống, bạn chỉ cần đập giập tỏi, chế chút nước sôi vào để uống. Nhưng tỏi sống khó ăn nên bạn có thể xắt nhỏ tỏi để dùng kèm các món ăn khác.

Bạn có thể tham khảo thêm: Công thức tỏi ngâm mật ong trị cảm cúm

Lưu ý:

  • Không dùng tỏi nếu bị dị ứng với tỏi.
  • Không ăn tỏi đã lên mầm.
  • Không nên vì nôn nóng chữa bệnh mà ăn tỏi khi bụng đói, ăn nguyên tép hay ăn tỏi quá nhiều (không ăn quá 15g tỏi/ngày). Ăn quá nhiều tỏi, đặc biệt là tỏi sống, sẽ gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa. Lạm dụng tỏi dễ ảnh hưởng đến mắt, gan, thận, gây tiêu chảy. Những người mắt yếu, gan và thận không khỏe hoặc thể chất kém, thiếu khí huyết cần chú ý khi dùng tỏi chữa bệnh.
  • Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi đồng thời với thuốc chống đông máu như Wafarin trước khi phẫu thuật.
  • Tỏi sẽ gây mùi khó chịu nên cần cân nhắc về liều lượng dùng.

Trị cảm cúm bằng gừng

cảm cúm có nguy hiểm không 5

Gừng chứa tinh dầu nên có tác dụng thông mũi, giữ ấm cơ thể, cải thiện lưu thông máu, chống virus, vi khuẩn.

Cho vài lát gừng ấm đun sôi cùng ít đường phèn/mật ong hay thêm vào ít giọt chanh tươi sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Ngoài cách làm trà gừng uống, dùng gừng chế biến thành món ăn cũng là một cách hỗ trợ điều trị cảm cúm. Người ta hay làm mứt gừng, gừng muối, nấu cháo gừng, canh gừng.

Trị cảm cúm bằng các loại lá

cảm cúm có nguy hiểm không 6

Trong các loại lá như lá bưởi, chanh, sả, tía tô, kinh giới, hương nhu tía… có chứa tinh dầu. Dùng các loại lá này để xông hơi là phương pháp giúp thông mũi, sát trùng đường hô hấp. Khi xông nên cẩn thận, chỉ nên hé nắp nồi từ từ để tránh bị bỏng hơi nước. Thai phụ, trẻ nhỏ hay những người quá yếu không nên xông.

Ngoài cách xông, uống nước lá cũng là một cách trị cảm cúm. Bạn lấy chừng 20g lá tía tô tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều, gạn lấy nước nóng uống. Hoặc dùng một nắm lá kinh giới giã nát, cho thêm mật ong/đường phèn vào rồi hấp nóng, ăn chín để làm mát họng, thông mũi.

Bạn có thể tham khảo thêm: 15 loại thảo được cực kỳ tốt cho sức khỏe mọi người

Các cách hỗ trợ điều trị cảm cúm

Cảm cúm nên ăn gì?

Khi cảm cúm, ăn những món sau sẽ mau khỏe lại:

  • Súp gà

Súp gà tốt cho người bị cảm lạnh cũng như cảm cúm vì đây là món ăn bổ dưỡng. Súp gà có tác dụng chống viêm, hiệu quả trong việc giảm triệu chứng cảm cúm, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và khỏe hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm: Phòng tránh cảm lạnh bằng món súp gà thơm ngon

  • Cháo nóng có hành, tía tô, gừng

Người bệnh cảm thấy uể oải, mệt mỏi và ăn uống không ngon miệng nên món cháo nóng là dễ ăn nhất. Cho hành tây, hành lá, tía tô, gừng và các loại thảo dược tương tự vào cháo sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm sốt, giảm nhiễm trùng.

Sinh hoạt, nghỉ ngơi như thế nào?

Khi bị cảm cúm, người bệnh cần làm những việc sau để đỡ mệt mỏi và mau hồi phục:

  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước.
  • Súc miệng với nước muối loãng để làm sạch và giảm đau họng.
  • Dùng máy tạo độ ẩm hoặc xông đường hô hấp với các tinh dầu (như bạc hà, tràm) cũng là một cách tốt để dễ thở hơn khi bị nghẹt mũi.
  • Không uống rượu, hút thuốc lá.

Khi bị cảm cúm, bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe, không nên chủ quan nghĩ đây là bệnh vặt vì đôi khi cảm cúm dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của cảm cúm và những đối tượng dễ bị biến chứng

Nhiều người khỏi bệnh cảm cúm và phục hồi hoàn toàn chỉ sau vài ngày. Nhưng một số người sẽ chuyển sang viêm phổi, viêm phế quản hoặc bị nhiễm trùng xoang và tai.

Người vốn đã có bệnh như hen suyễn, suy tim thì bệnh sẽ trở nặng hơn.

Viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng nhất. Đối với người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính, viêm phổi có thể gây tử vong. Người bị cảm cúm và ho trên 3 tuần phải đến bệnh viện để kiểm tra xem có bị viêm phổi hay không.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất