Bướu basedow gây bệnh cường giáp ở trẻ em – Làm sao để nhận biết?

Related Articles

  • Tim đập nhanh
  • Cáu gắt, khó chịu
  • Tuyến giáp bị sưng
  • Mắt lồi
  • Thèm ăn quá mức

Chẩn đoán bệnh basedow ở trẻ em

Bác sĩ đầu tiên sẽ chẩn đoán bệnh basedow dựa trên những triệu chứng thực thể (như bướu cổ, lồi mắt…), sau đó họ có thể yêu cầu thực hiện một vài xét nghiệm đơn giản để đưa ra kết luận chắc chắn hơn.

Xét nghiệm máu là cách phổ biến để chẩn đoán bướu basedow. Trong đó, các chuyên gia sẽ đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và các hormone tuyến giáp T3, T4. Nếu nồng độ T3, T4 tăng nhưng TSH lại thấp hơn bình thường thì trẻ đã mắc phải basedow.

xét nghiệm chẩn đoán bướu basedow

Một cách khác là đo lượng kháng thể globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp thông qua xét nghiệm máu để xác nhận chẩn đoán. Nếu kết quả cho thấy nồng độ các kháng thể này trong máu cao, trẻ có thể mắc bệnh basedow hoặc một bệnh tuyến giáp tự miễn khác.

Trường hợp bác sĩ nhận thấy một bên tuyến giáp phát triển lớn hơn bên còn lại hoặc cấu trúc bướu cổ không đều, họ sẽ yêu cầu trẻ đi siêu âm tuyến giáp. Dựa trên kết quả hình ảnh siêu âm, một vài nguyên nhân khác gây cường giáp có thể được xác định, chẳng hạn như u nang hoặc các tình trạng tăng sinh khác.

Xét nghiệm hấp thu i-ốt phóng xạ cũng là một cách để xác nhận chẩn đoán bướu basedow. I-ốt là yếu tố giúp tuyến giáp tạo ra hormone và phương pháp này giúp đo lường lượng i-ốt được tuyến giáp hấp thu. Nếu kết quả cho thấy tuyến giáp sử dụng i-ốt nhiều hơn mức bình thường thì đồng nghĩa với chúng đang hoạt động quá mức và sẽ tạo ra nhiều hormone dư thừa.

Điều trị bướu basedow ở trẻ em

Thuốc kháng giáp

Trẻ sau khi được chẩn đoán mắc bướu basedow thường sẽ được cho dùng thuốc kháng giáp, chẳng hạn như methimazole hay propylthiouracil, để ngăn chặn quá trình sản xuất hormone tuyến giáp dư thừa. Tuy nhiên, propylthiouracil không được sử dụng như là thuốc điều trị đầu tay do làm tăng tần suất xảy ra tác dụng phụ.

Trẻ sẽ bắt đầu cải thiện những triệu chứng bệnh, chẳng hạn như giảm kích ứng mắt, tăng cân, ít tiết mồ hôi hơn sau khi uống thuốc trong vòng vài tuần. Điều trị bằng thuốc kháng giáp có thể kéo dài trong vài tháng cho đến khi phản ứng của hệ miễn dịch được kích hoạt. Bác sĩ sẽ giảm dần liều thuốc kháng giáp khi thấy nồng độ hormone tuyến giáp bắt đầu trở lại bình thường.

Lưu ý, thuốc kháng giáp có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như phát ban, đau khớp, vàng da, nước tiểu sẫm màu, đau bụng và giảm bạch cầu. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ theo dõi các trẻ đang điều trị với thuốc kháng giáp mỗi vài tuần bằng cách xét nghiệm máu để đo lượng bạch cầu. Đồng thời, bác sĩ cũng đo cân nặng, chiều cao của trẻ để đảm bảo chúng đang phát triển theo đúng độ tuổi.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất