Bìm bìm: Một vị thuốc thân thuộc trong dân gian • Hello Bacsi

Related Articles

Hạt cây có tác dụng gây tẩy xổ do hoạt chất muricatin A. Các thành phần khác cũng tham gia vào tác dụng này nhưng không phải dầu béo. Ngoài ra, còn có tài liệu chứng minh rằng cây thuốc này có tính kháng khuẩn.

Theo y học cổ truyền, dược liệu này có vị ngọt, tính hàn, quy vào kinh can, phế, thận, bàng quang. Nó có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm, giải độc.

Ở Việt Nam, vị thuốc này được dùng phổ biến theo kinh nghiệm dân gian để làm thuốc chữa tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ít, phù thũng. Ở Trung Quốc, nó được dùng làm thuốc chữa ho, phế nhiệt, tiểu tiện không thông, tiểu tiện ra máu, mụn nhọt…

Liều dùng

Liều dùng có thể khác nhau tùy theo từng đối tượng. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Liều dùng thông thường của bìm bìm là bao nhiêu?

Có thể dùng 3–9g dược liệu khô (hoặc 15–30g cây tươi).

Một số bài thuốc dân gian

Bìm bìm có mặt trong những bài thuốc nào?

1. Chữa phù thũng (bụng to, da xanh, nặng mặt, nể mặt, ăn kém, phân lỏng):

Dùng lá non nấu canh với cá quả hoặc cá diếc, ăn hàng ngày cho đến khi tiểu được nhiều. Trong quá trình dùng thuốc nên kiêng ăn mặn.

2. Chữa phụ nữ sau khi sinh bị sưng mặt, nặng chân, da bủng, tiểu ít:

Lá bìm bìm 50g, bèo cái (bỏ rễ) 50g, lá dâu 50g, ích mẫu 50g, lá sen 2 cái, đỗ đen 1 chén nhỏ. Tất cả sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 10–15 ngày, kiêng ăn mặn.

3. Chữa tiểu rắt, tiểu buốt:

Lá bìm bìm và lá mành cộng với lượng 50g mỗi loại. Sắc nước uống.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất