Biết cách sống chung với người bị bệnh lao để giúp bạn bớt lo lắng

Related Articles

Bạn không cần phải quá lo lắng bởi trên thực tế không phải bất kỳ ai tiếp xúc với người bị lao cũng sẽ chắc chắn bị lây bệnh. Cùng theo dõi bài viết sau đây để biết cách sống chung với người bị bệnh lao, luôn chủ động khi chăm sóc bản thân và người bệnh nhé!

Cách sống chung với người bị bệnh lao và giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh?

Bệnh lao có nhiều cách phân loại, trong đó phổ biến nhất là phân loại bệnh lao dựa trên vị trí, gồm có lao phổi (80 – 85%) và lao ngoài phổi.

Trong đó, lao phổi là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Vi trùng lao được đưa vào không khí thông qua các hạt khí dung có chứa vi khuẩn lao khi một người bệnh ho, khạc, nói, cười, hát hoặc hắt hơi. Ai ở gần người bệnh đều có thể hít phải các hạt khí dung chứa vi trùng lao vào phổi và mắc bệnh. Những người tiếp xúc với bệnh nhân hằng ngày trong không gian chật hẹp như người nhà, đồng nghiệp, bạn trong lớp sẽ có nguy cơ cao. Lao phổi không lây qua quần áo, ly nước, chén đũa, nhà vệ sinh hay khi bắt tay.

Riêng các thể lao ngoài phổi như lao hạch, lao màng tim, lao màng bụng,… thì không lây nhiễm. Do đó, bạn chỉ cần lưu ý tới cách sống chung với người bị bệnh lao phổi nhằm tránh bị lây bệnh, còn các thể lao còn lại thì vẫn sinh hoạt với họ như bình thường.

cách sống chung với người bị bệnh lao và làm sao để giảm nguy cơ nhiễm bệnh

Khi có người thân trong nhà bị bệnh lao phổi, bạn nên:

  • Cách ly bệnh nhân trong phòng riêng để điều trị, đặc biệt là người mắc bệnh lao hoạt động (lao AFB +) hoặc lao đa kháng thuốc, cho đến khi bác sĩ thăm khám và xác nhận người bệnh đã không còn khả năng lây nhiễm nữa.
  • Hỗ trợ chăm sóc người bệnh bằng cách cho họ uống thuốc trị lao theo chỉ định của bác sĩ, quan tâm đến chế độ ăn giàu dinh dưỡng và nghỉ ngơi nhiều.
  • Đeo khẩu trang che mũi miệng cho bệnh nhân cũng như cho bản thân, đặc biệt là khi tiếp xúc gần.
  • Hướng dẫn người bệnh không khạc nhổ bừa bãi
  • Vứt bỏ khẩu trang an toàn vào thùng rác có nắp đậy, rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt là sau khi chăm sóc người bệnh lao.
  • Giúp người bệnh dọn dẹp nhà cửa và phòng ốc luôn sạch sẽ, phòng nên có cửa sổ và ánh nắng để đảm bảo thông khí tự nhiên.
  • Bản thân cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh, ngủ đủ giấc và bảo vệ cơ thể bằng cách hạn chế hút thuốc lá, giảm rượu.
  • Hạn chế để người bệnh tiếp xúc với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền và những người có hệ miễn dịch kém bởi đây là những đối tượng dễ bị lây nhiễm vi trùng lao nhất.

Làm thế nào để biết mình đã bị nhiễm vi trùng lao?

Dù đã có cách sống chung với người bị bệnh lao để đảm bảo an toàn tối đa, nhưng cũng không thể loại trừ tình huống bạn vẫn nhiễm vi khuẩn lao.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất