Biến chứng gãy xương đòn là gì, có nguy hiểm không? • Hello Bacsi

Related Articles

Gãy xương đòn thường được điều trị bảo tồn hiệu quả bằng cách đeo đai số 8. Một số trường hợp nặng như gãy xương đòn di lệch hay gãy xương hở thì sẽ cần điều trị bằng phẫu thuật để điều chỉnh xương lại đúng vị trí.

1. Quá trình liền xương đòn mất bao lâu?

Cho dù có điều trị phẫu thuật hay không thì có thể mất đến vài tháng để xương đòn lành lại. Đặc biệt, quá trình liền xương đòn sẽ lâu hơn ở những người lớn tuổi, bị tiểu đường hay hút thuốc lá.

Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt và vận động bình thường trong vòng 3 tháng sau chấn thương. Nếu bạn vận động tay trở lại quá sớm có thể gây nên những biến chứng do mảnh xương gãy bị di lệch hoặc do gãy dụng cụ nối xương (được đưa vào trong phẫu thuật).

Bạn có thể quan tâm: “[Infographic] Triệu chứng gãy xương: Nhận biết ngay kẻo muộn!”

2. Biến chứng gãy xương đòn

biến chứng gãy xương đòn

Thực chất hầu hết bệnh nhân đều hồi phục lại bình thường sau chấn thương mà ít gặp các biến chứng gãy xương đòn. Tuy nhiên vẫn có khả năng xảy ra một số biến chứng liên quan đến vết xương gãy và phẫu thuật. Chúng bao gồm:

Biến chứng gãy xương đòn liên quan đến phẫu thuật

Cũng giống như bất kỳ phẫu thuật nào khác, phẫu thuật điều trị gãy xương đòn có thể xảy ra một số rủi ro như:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Đau
  • Hình thành cục máu đông
  • Phản ứng với thuốc gây tê (gây mê).
  • Chấn thương phổi.
  • Xương đòn không lành lại.
  • Phản ứng phụ của cơ thể với dụng cụ dùng để nối liền xương.

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về các biến chứng gãy xương đòn này và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất