Bị tiêu chảy uống thuốc gì? 5 nhóm thuốc trị tiêu chảy bạn cần biết

Related Articles

Khi dùng dung dịch bù nước và điện giải, bạn cần pha lượng nước đúng theo chỉ dẫn trên bao bì. Bởi sẽ có loại cần pha với 200ml nước, 500ml nước hoặc 1 lít nước. Việc pha đúng liều lượng sẽ giúp bù nước hiệu quả và ít gặp phải tác dụng phụ.

  • Dùng khoảng 10ml/kg trọng lượng cơ thể sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng để phòng ngừa. Nếu trên 10 tuổi thì uống theo nhu cầu.
  • Uống 75ml/kg trong 4 giờ đầu để bù nước ở mức độ nhẹ và vừa. Nếu không còn dấu hiệu mất nước thì chuyển sang liều phòng ngừa, còn nếu vẫn còn thì uống lặp lại, uống theo nhu cầu.
  • Uống hết dung dịch trong 24 giờ và không dùng nữa
  • Dùng nước nguội để pha, tránh dùng nước khoáng vì nước khoáng có sẵn ion điện giải sẽ làm sai lệch tỉ lệ các chất.

2. Thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột diosmectite (Smecta)

Thuốc trị tiêu chảy này có thành phần chính là đất sét hoạt tính tự nhiên gồm nhôm kép và magiê silicat. Khi được hấp thụ vào cơ thể, các chất này sẽ tạo thành một lớp mỏng bao phủ và bảo vệ niêm mạc.

Không những vậy, nó còn có tác dụng hấp thụ nước, hơi và ngăn không cho các tác nhân gây tiêu chảy như các chất độc, vi khuẩn, virus bám tiếp vào niêm mạc ống tiêu hóa. Nhờ đó, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, cải thiện khuôn phân, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy.

Liều dùng thông thường ở nhóm thuốc này là 3 gói mỗi ngày (1 gói tương đương 3g diosmectite) pha với khoảng ½ ly nước ấm. Với trẻ nhỏ, bạn sẽ cần hỏi kỹ bác sĩ về liều lượng sử dụng.

3. Thuốc cầm tiêu chảy Loperamide (Imodium)

Loperamide là thuốc trị tiêu chảy thường được sử dụng trong các trường hợp tiêu chảy cấp, tiêu chảy du lịch. Thuốc có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch ở đường tiêu hóa, giảm nước trong phân. Từ đó, giúp tăng kích thước cho phân thành khuôn và giảm số lần đi ngoài.

Nhìn chung, thuốc trị tiêu chảy Loperamide chỉ tập trung điều trị triệu chứng, không giải quyết được nguyên nhân gây tiêu chảy, chẳng hạn như nhiễm trùng và không thể thay thế các liệu pháp bù nước bằng đường uống.

Thuốc Loperamide chỉ dùng cho người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi để điều trị tiêu chảy. Ở dạng viên nén, viên nang, dùng 4mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên, sau đó uống thêm 2mg sau mỗi lần đi phân lỏng. Không uống quá 16mg trong 24 tiếng.

4. Thuốc trị đau bụng tiêu chảy bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol)

Thuốc bismuth subsalicylate thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về tiêu hóa. Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày do ợ nóng, buồn nôn, ợ chua, khó tiêu. Đặc biệt, đây còn là thuốc trị tiêu chảy cấp, tiêu chảy du lịch.

Về liều dùng, đối với chứng tiêu chảy cấp và tiêu chảy du lịch, người lớn nên uống 524mg khi cần, không dùng quá 8 liều trong 24 tiếng. Không nên dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Nếu có vấn đề về chảy máu như tiêu chảy đi kèm với sốt, phân có lẫn máu hoặc dịch nhầy; loét dạ dày; dị ứng aspirin hoặc các salicylat khác, bạn không nên dùng thuốc này mà nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Thuốc cũng chống chỉ định đối với trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị sốt, có các triệu chứng cúm hoặc bị thủy đậu.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất