Bí quyết chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh đúng cách giúp nhanh hồi phục

Related Articles

Tuy nhiên trước nay, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho mẹ sau sinh chưa được quan tâm đúng mực như sức khỏe thể chất. Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về việc chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh với sự tư vấn của 2 chuyên gia: Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Nhung và tư vấn viên Thạc sĩ Tâm lý Phạm Tiến Dũng.

I. Chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh đúng cách giúp nhanh hồi phục

1. Giảm đau cho mẹ sau sinh

Sau ca sinh, để có thể phục hồi nhanh, ngoài việc chăm sóc vết thương, thực hiện chế độ dinh dưỡng và vận động sau sinh đúng cách, việc giảm đau cho mẹ mới sinh cũng cần đặc biệt quan tâm. Bởi sau ca sinh, các mẹ thường sẽ phải đối mặt với các cơn đau vết mổ, vết rách tầng sinh môn với tần suất khác nhau. Việc được giảm đau đúng cách giúp phụ nữ mới sinh bớt mệt mỏi, hồi phục sức lực tốt hơn sau quá trình vượt cạn.

  • Với mẹ sinh thường bị rạch tầng sinh môn: Để giảm đau và vết khâu mau lành, bạn hãy dùng thuốc theo toa của bác sĩ, chú ý vệ sinh đúng cách theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Mẹ hãy rửa vùng kín bằng nước ấm để bớt đau, sau đó dùng khăn mềm thấm khô. Nếu sốt cao hoặc đau quá nhiều, bạn nên đi khám vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Với mẹ sinh mổ: Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc có chứa thành phần giảm đau, ví dụ như acetaminophen cho bạn uống để giảm đau. Tuy nhiên, thay vì sử dụng thuốc giảm đau nhiều, việc cố gắng cử động tay chân tại giường, ngồi dậy và đi lại chậm rãi cũng giúp bạn giảm đau và phục hồi nhanh hơn. Sau khoảng 12-24 giờ, bạn nên cố gắng ngồi dậy, đứng lên và tập đi bộ chậm rãi. Điều này nhằm giảm áp lực trong ổ bụng, tăng lưu thông máu, giúp ngăn ngừa viêm phổi, táo bón và ngăn sự hình thành các cục máu đông gây thuyên tắc mạch, thuyên tắc phổi…

Hello Bacsi hỏi

Mất bao lâu để vết thương tầng sinh môn/vết mổ lành lại? Mẹ cần làm gì để vết thương sau sinh nhanh lành, không bị nhiễm trùng?

Tư vấn từ chuyên gia bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Nhung: Thực tế thời gian để vết khâu tầng sinh môn hay vết mổ lành lại còn phụ thuộc vào cơ địa từng người mẹ cũng như cách chăm sóc, thể trạng, dinh dưỡng… Tuy nhiên thông thường, vết khâu tầng sinh môn sẽ phục hồi nhanh hơn, sẽ liền khoảng sau 2-3 tuần và phục hồi hoàn toàn khoảng sau 4-6 tuần.

Với mẹ sinh mổ, vết mổ thường sẽ liền lại lâu hơn, vì “can thiệp” nhiều hơn. Thông thường, sau mổ mẹ phải mất vài ngày để có thể sinh hoạt trở lại, khoảng 1 tuần vết mổ liền dần lại, sau 2-3 tháng vết mổ lành và hết đau. Tuy nhiên, với một số mẹ, quá trình này có thể kéo dài hơn.

Để vết thương sau sinh nhanh lành, không bị nhiễm trùng, các mẹ mới sinh hãy:

  • Chăm sóc vết thương đúng cách:
    • Thay băng và vệ sinh vết thương hằng ngày, tránh chà xát mạnh
    • Cắt chỉ đúng hẹn (đối với trường hợp mẹ được may vết thương bằng chỉ không tiêu)
    • Giữ vết thương khô ráo
    • Thay băng vệ sinh mỗi 4-6 giờ/lần
    • Không mặc đồ chật chội cũng như đeo đai bụng quá sớm
    • Vệ sinh vùng kín đúng cách, ngày 2-3 lần, tránh ngâm rửa, thụt rửa
    • Không kiêng tắm sau sinh, giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày.
  • Uống đủ nước, chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, đủ vitamin, khoáng chất, tăng cường rau xanh, hoa quả để vết thương sớm phục hồi và tránh táo bón sau sinh.
  • Vận động sớm, kết hợp với tập luyện phù hợp, tuy nhiên cũng tránh vận động mạnh làm ảnh hưởng đến vết thương.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc lại sớm ngay sau sinh. Đồng thời giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng.
  • Kiêng quan hệ trong thời kỳ hậu sản.

2. Chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh đúng cách: Đảm bảo chế độ ăn uống – nghỉ ngơi hợp lý

chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh đúng cách

Sau cuộc vượt cạn, dù là sinh thường hay sinh mổ thì mẹ mới sinh cũng bị hao tổn nhiều sinh lực nên cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng – nghỉ ngơi sau sinh. Tuy nhiên, để tránh tăng cân, táo bón sau sinh, mẹ cần:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ bằng cách bổ sung rau xanh, trái cây vào thực đơn
  • Uống nhiều nước
  • Chế độ ăn uống cần đảm bảo cân bằng giữa các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất
  • Ngủ đủ giấc.

Lưu ý là với các mẹ mới sinh vốn đã dư cân hoặc tăng cân quá nhiều khi mang thai cần kiểm soát khẩu phần ăn, cân đối đa dạng các loại thực phẩm. Trường hợp các mẹ vì lý do nào đó mà không nuôi con bằng sữa mẹ, muốn nhanh lấy lại vóc dáng và tránh béo phì thì cần cắt giảm khẩu phần ăn.

Như bác sĩ đã đề cập ở trên, mẹ sau sinh ít thì cần tăng cường uống nước, sữa ít béo, ăn thêm các loại hạt tốt cho bà bầu, đậu, tránh ăn nhiều chất béo đồ ngọt. Ngoài ra, mẹ đừng quên âu yếm bé thường xuyên, cho bé bú mẹ bất cứ khi nào con muốn để kích thích cơ thể tiết sữa. Trong khoảng 3 tháng sau sinh, mẹ vẫn nên duy trì việc uống viên bổ sung sắt, canxi nhé.

Hello Bacsi hỏi

Để mẹ có thể nhanh chóng hồi phục sức lực sau quá trình vượt cạn, ngoài những vấn đề nêu trên, mẹ nên chú ý thêm những gì?

Tư vấn từ chuyên gia bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Nhung: Bác sĩ thường nhận thấy các mẹ gặp rất nhiều lo âu về việc chăm con ra sao, làm thế nào có nhiều sữa, làm sao để lấy lại vóc dáng sau sinh… Những điều này vô hình trung tạo áp lực nặng nề lên người mẹ. Mẹ cần giải tỏa và chia sẻ những vấn đề này đối với người thân và gia đình. Quá trình mang thai sinh nở khiến mẹ mất một lượng sắt và canxi lớn. Sau sinh, mẹ cũng cần bổ sung sắt, canxi vì việc này giúp cơ thể mau chóng phục hồi cũng như cung cấp đủ các khoáng chất này cho bé qua sữa mẹ. Lưu ý là mẹ không nên dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, nhất là các loại thuốc đặt hay thụt rửa được rao bán trôi nổi trên thị trường. Mẹ chỉ nên dùng thuốc sau khi hỏi ý kiến bác sĩ.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất