Bị hen suyễn có nguy cơ biến chứng coronavirus cao hơn • Hello Bacsi

Related Articles

Người bị hen suyễn nên làm gì để bảo vệ bản thân khỏi virus corona chủng mới và giảm nguy cơ mắc biến chứng coronavirus?

Bị hen suyễn có nguy cơ biến chứng coronavirus cao hơn
Thường xuyên làm sạch môi trường sống, lựa chọn sản phẩm vệ sinh an toàn cho người hen suyễn để tránh các tác nhân kích ứng

Vì virus SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi đối tượng nên các biện pháp phòng ngừa luôn cần được đặt lên hàng đầu. Đó là rửa tay bằng xà phòng và nước, sát khuẩn các bề mặt, thực hiện cách ly xã hội, tránh tụ tập đám đông.

CDC đã công bố hướng dẫn bổ sung cho những người mắc bệnh hen suyễn. Theo đó, người bị hen suyễn cần tiếp tục theo dõi bệnh này và dùng thuốc hen đúng liều lượng như bình thường.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên mang thuốc theo bên mình trong trường hợp khẩn cấp như thuốc xịt, hít hen suyễn như albuterol hay levalbuterol. Tuy vậy, người bệnh cũng nên chủ động dùng thuốc hen đều đặn ngay cả khi vẫn cảm thấy khỏe mạnh, nên ở nhà để tránh các tác nhân tiềm ẩn có thể gây nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, hãy làm sạch và khử trùng tất cả các bề mặt trong nhà nơi thường xuyên chạm tay vào, như bàn ghế, tay nắm cửa, tay cầm, công tắc đèn, nhà vệ sinh và bồn rửa mặt. Người bệnh cũng nên cẩn trọng với các sản phẩm tẩy rửa có thể kích thích cơn hen.

Cảm xúc mạnh mẽ cũng có thể là tác nhân gây ra hen suyễn, vì vậy cần làm dịu chứng lo âu và căng thẳng dù điều này không hề dễ dàng khi thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng COVID-19. Để chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình, người bệnh nên chọn lọc các tin tức khi theo dõi nhằm chắc chắn đó là nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như thông tin từ chính quyền địa phương và các trang truyền thông có uy tín. Thêm vào đó, hãy ngủ đủ giấc, bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục điều độ thường xuyên.

Bạn có thể xem thêm: Phòng ngừa Covid-19: Những điều nên và không nên

Thông tin liên hệ khi nghi ngờ mắc COVID-19

Người bị hen suyễn vốn đã có những triệu chứng như tức ngực khó thở và ho. Tuy nhiên, nếu xuất hiện thêm triệu chứng sốt và có nghi ngờ tiếp xúc gần với các nguồn lây, thay vì trực tiếp đến trung tâm y tế gần nhất, người bệnh nên tự cách ly với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, hãy nhanh chóng liên hệ qua số điện thoại 1900 9095 hoặc 1900 3228 để tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể liên lạc bằng hotline của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19:

  • Bệnh viện E Hà Nội: 091 216 8887
  • Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: 096 985 1616
  • Bệnh viện Vinmec Hà Nội Hà Nội: 093 447 2768
  • Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội: 037 288 4712
  • Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội Hà Nội: 090 413 8502
  • Bệnh viện Phổi trung ương Hà Nội: 096 794 1616
  • Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội: 096 924 1616
  • Bệnh viện tỉnh Thái Bình Thái Bình: 098 950 6515
  • Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn: 039 680 2226
  • Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh: 096 668 1313
  • Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên: 091 339 4495
  • Bệnh viện Trung ương Huế Huế: 096 530 1212
  • Bệnh viện Đà Nẵng Đà Nẵng: 090 358 3881
  • Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa: 096 537 1515
  • Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa Khánh Hòa: 091 346 4257
  • Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ Cần Thơ: 090 773 6736
  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai Đồng Nai: 081 963 4807
  • Bệnh viện Nhi đồng 1 Hồ Chí Minh: 091 311 7965
  • Bệnh viện Nhi đồng 2 Hồ Chí Minh: 079 842 9841
  • Bệnh viện Chợ Rẫy Hồ Chí Minh: 096 987 1010
  • Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM Hồ Chí Minh: 096 734 1010

Mặt khác, người bệnh cũng có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương đang sống để nhanh chóng được hỗ trợ về những cách xử lý phù hợp.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất