Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ: Những điều bạn nên biết • Hello Bacsi

Related Articles

Thời gian gần đây, chỉ số chất lượng không khí ở các thành phố lớn tại Việt Nam đang ở mức cảnh báo nguy hại cho sức khỏe, cùng với đó chỉ số bụi PM 2.5 luôn liên tục cao hơn ngưỡng an toàn. Bụi PM 2.5 là loại bụi có kích thước siêu nhỏ, chỉ 1/100 lỗ chân lông, do đó, chúng sẽ dễ dàng “luồn lách” vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và gây viêm.

Viêm phổi là một trong những hậu quả đáng sợ của tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là đối với những gia đình có trẻ nhỏ. Theo thống kê, năm 2016, tại Việt Nam, hơn 60.000 ca tử vong do đau tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có liên quan đến ô nhiễm không khí. Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về căn bệnh này để có cách phòng tránh kịp thời nhé.

Viêm phổi – Sát thủ “vô hình” trong thời đại ô nhiễm

Viêm phổi là tình trạng viêm, nhiễm trùng ở phổi, khiến các túi khí ở phổi bị tổn thương. Khi bị viêm, các túi khí này chứa đầy những chất lỏng, dịch mủ làm cho người bệnh bị sốt, khó thở, ho có đờm.

Theo thống kê trong những năm gần đây, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất.

Các chuyên gia y tế đã tìm thấy có đến hơn 30 nguyên nhân khác nhau gây viêm phổi, trong đó virus là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra, nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng cũng có thể là thủ phạm gây ra căn bệnh này. Không những vậy, trẻ cũng có thể bị viêm phổi do hít phải khói bụi ô nhiễm hoặc ăn phải những thực phẩm có tác nhân gây bệnh. Thực tế, rất khó để nhận biết được tác nhân nào gây viêm phổi. Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa theo kinh nghiệm, các triệu chứng của trẻ để điều trị.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi

Các triệu chứng của viêm phổi thường diễn tiến từ nhẹ đến nặng tùy vào tác nhân gây viêm nhiễm, độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Ở giai đoạn sớm, trẻ sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng thường gặp như khi bị đau họng hoặc cảm lạnh:

  • Ho, ban đầu có thể ho ít, sau tăng lên, có đờm và kèm theo sốt từ vừa đến sốt cao
  • Chảy nước mũi từ ít đến nhiều
  • Thở khò khè hoặc thở rít
  • Mệt mỏi, quấy khóc có thể bỏ ăn, bỏ bú.

Sau đó, các tác nhân gây hại sẽ tấn công đến phổi. Do dịch nhầy, bạch cầu… tập hợp trong các phế nang khiến cơ thể khó hấp thu được oxy, từ đó dẫn đến tình trạng thở nhanh để phổi có thể cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất