Bệnh viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Related Articles

Nhiều người thắc mắc rằng viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không? Câu trả lời là bạn sẽ có khả năng tự lành và phục hồi nếu có thể trạng sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi hay người có hệ miễn dịch yếu mắc viêm dạ dày ruột và không được điều trị kịp thời thì có thể phải đối mặt với nguy cơ tử vong. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên phòng ngừa hiệu quả ngay từ bây giờ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh viêm dạ dày ruột lây lan như thế nào?

Bệnh viêm dạ dày ruột gây ra bởi một số virus (trẻ nhỏ thường mắc rotavirus, người lớn do nhiễm norovirus), vi khuẩn có hại cho đường ruột như Salmonella, E.coli, Campylobacter… Có 2 con đường chính để căn bệnh này lây lan mà bạn cần lưu ý là:

1. Ăn thực phẩm hoặc uống nước đã nhiễm khuẩn

Bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột sau khi ăn thực phẩm hoặc uống nước chứa vi khuẩn có hại cho đường ruột, đặc biệt là vi khuẩn E.coli. Trong đó phải kể đến nguyên nhân khiến thực phẩm bị ô nhiễm thường là do người chế biến thức ăn không rửa tay, thực phẩm bẩn hay thực phẩm không được xử lý, bảo quản hoặc nấu chín đúng cách.

2. Chạm vào đồ vật nhiễm khuẩn

Bên cạnh việc lây lan qua đường ăn uống, nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột còn có thể xảy ra khi tay bạn chạm vào đồ vật có chứa vi khuẩn. Tình trạng này thường xảy ra khi một người không rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh hoặc chăm sóc người bệnh và khiến vi trùng lan sang đồ vật.

Nếu bạn vô tình chạm vào những đồ vật này, sau đó dùng tay bốc thức ăn hoặc chế biến thức ăn hoặc để tay tiếp xúc với miệng thì sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh viêm dạ dày ruột được chẩn đoán như thế nào?

chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột

Vì có nhiều vi khuẩn gây ra viêm dạ dày ruột nên các triệu chứng ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau, từ mức độ nhẹ đến nặng với một số biểu hiện như:

  • Tiêu chảy ra nước, thường không có máu. Chỉ có máu khi bệnh nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng
  • Đau quặn bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Nhức đầu, thỉnh thoảng đau cơ
  • Mất nước, mất cân bằng điện giải
  • Sốt nhẹ.

Khi nhận thấy các triệu chứng này xuất hiện trong khoảng từ 1 – 3 ngày, triệu chứng không giảm sau khi dùng thuốc tại nhà hoặc bị đau bụng nhiều, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán đúng cách và điều trị kịp thời. Thông thường, ngoài việc thăm khám lâm sàng, hỏi về các triệu chứng bệnh, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp mẫu phân để làm xét nghiệm. Song song đó, bạn cũng nên cập nhật cho bác sĩ về những gì mình đã ăn, uống hoặc đã đi đến những nơi nào gần đây (nếu có) để hỗ trợ quá trình chẩn đoán chính xác hơn.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất