Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì không đơn giản như bạn nghĩ • Hello Bacsi

Related Articles

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là một vấn đề sức khỏe tinh thần nghiêm trọng có thể gây ra cảm giác buồn bã kéo dài và mất hứng thú với các hoạt động. Đây là một tình trạng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì có thể gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và cách hành xử của trẻ. Thậm chí, trầm cảm ở tuổi học sinh còn gây ra những vấn đề thể chất và khả năng nhận thức ở trường.

Mặc dù chứng trầm cảm có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, song triệu chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ khác với trầm cảm ở người trưởng thành. Chính vì sự khác biệt này mà bạn có thể bỏ qua vì cho rằng con chỉ đơn giản là đang bước vào giai đoạn ẩm ương tuổi mới lớn. Đây thật sự là một giai đoạn không chỉ khó khăn đối với trẻ mà cũng mệt mỏi đối với người làm cha mẹ.

Những vấn đề như áp lực khi so sánh với bạn đồng trang lứa, kỳ vọng về kết quả học tập và những thay đổi về thể chất có thể khiến tâm lý của trẻ lên xuống thất thường. Đối với một số trẻ ở tuổi dậy thì, cảm xúc tiêu cực không chỉ đơn giản là tâm lý ẩm ương tuổi mới lớn mà có thể kéo dài như một dấu hiệu trầm cảm mà bạn nên nhận biết càng sớm càng tốt.

Nhận biết con bạn bị trầm cảm tuổi dậy thì

bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể bao gồm những thay đổi về thái độ và cách ứng xử gây ra nhiều vấn đề rắc rối hoặc phiền muộn ở nhà, trường học cùng các hoạt động xã hội. Để nhận biết con có mắc bệnh trầm cảm hay không, bạn nên theo dõi những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em độ tuổi dậy thì về cảm xúc và hành vi.

Những dấu hiệu về cảm xúc

Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể xuất hiện các dấu hiệu về cảm xúc:

  • Thiếu tự tin về bản thân
  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
  • Cảm thấy tuyệt vọng hoặc trống rỗng
  • Tâm trạng cáu kỉnh hoặc khó chịu
  • Thờ ơ hoặc dễ xung đột với gia đình và bạn bè
  • Thường xuyên có ý nghĩ tự tử hoặc nghĩ về chết chóc
  • Thất vọng hoặc tức giận, thậm chí chỉ vì những vấn đề nhỏ
  • Cảm giác buồn bã khiến trẻ la hét, khóc lóc mà không rõ lý do
  • Mất hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động thông thường
  • Luôn có cảm giác rằng cuộc sống và tương lai thật nghiệt ngã và ảm đạm
  • Gặp khó khăn khi suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ
  • Cực kỳ nhạy cảm với sự từ chối hoặc thất bại và kỳ vọng được an ủi nhiều hơn
  • Sửa lỗi về những sai lầm trong quá khứ hoặc tự trách bản thân hoặc tự phê bình thái quá

Những dấu hiệu về hành vi

Bên cạnh cảm xúc thất thường, bạn cũng nên theo dõi cả những thay đổi về hành vi của trẻ:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất