Bệnh tiêu chảy ở trẻ: Những điều bạn cần biết về căn bệnh này

Related Articles

Ngoài mất nước, tiêu chảy còn làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do trong thời gian bị tiêu chảy, do trẻ chán ăn nên cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Không những vậy, một số cha mẹ còn mắc sai lầm là không cho trẻ ăn hoặc cho ăn rất ít vì sợ trẻ ăn vào sẽ bị tiêu chảy nặng thêm.

Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm trên, bạn cần nhớ một số nguyên tắc sau khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy:

  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: Ngoài nước, bạn cũng cần cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần con đi ngoài phân lỏng hay sau khi nôn. Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể uống thêm nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước sôi để nguội.
  • Tiếp tục cho ăn: Nếu trẻ đang bú mẹ, hãy tiếp tục cho trẻ bú thường xuyên và bú lâu hơn. Với những trẻ lớn, bạn vẫn tiếp tục duy trì khẩu phần ăn hàng ngày như bình thường, thậm chí là nhiều hơn. Nếu trẻ bị nôn, bạn có thể cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Sau khi hết tiêu chảy, hãy tăng khẩu phần ăn của bé lên dần dần để vấn đề dinh dưỡng được hồi phục lại.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Khi con bị tiêu chảy, cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống nôn và kháng sinh. Phần lớn nguyên nhân gây tiêu chảy là do virus nên việc dùng kháng sinh không những không có tác dụng mà còn làm trẻ mệt thêm. Vì vậy, bạn chỉ nên cho con dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung kẽm: Bác sĩ có thể cho trẻ uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc dạng dung dịch. Bởi kẽm có tác dụng trong việc hồi phục biểu mô ruột, làm giảm thời gian tiêu chảy, giảm số lượng phân, giảm mức độ nặng và thời gian mắc bệnh.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu như sốt cao không giảm, khát nước nhiều, ăn hoặc bú kém, trong phân có máu, nôn nhiều, tiêu chảy chuyển sang kiết lỵ, ngủ li bì khó đánh thức hoặc bị co giật, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay.

Rửa tay với nước rửa tay đúng cách là giải pháp phòng ngừa tiêu chảy đơn giản, hiệu quả nhất

Việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ không khó, phần lớn chúng ta đều nắm được bí quyết nhưng khi thực hiện lại lơ là, chủ quan. Theo các chuyên gia y khoa, để phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ, bạn chỉ cần nhớ những điều cốt lõi sau:

  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Với những trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú thường xuyên và lâu hơn.
  • Đảm bảo vệ sinh khi chế biến đồ ăn, thức uống. Sử dụng nguồn nước sạch và thực phẩm tươi sống, tránh cho trẻ ăn các thực phẩm chế biến sẵn.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm vắc xin phòng tiêu chảy do virus Rota.

Ngoài ra, một trong những điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ là bàn tay của trẻ và của người chăm sóc trẻ cần giữ vệ sinh thật sạch sẽ bởi bàn tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều vật dụng và có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn rất cao. Theo nhiều nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sạch khuẩn sẽ giúp giảm 35% nguy cơ lây truyền vi khuẩn tiêu chảy, đồng thời nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh hô hấp cũng giảm 19 – 45%. Do đó, bạn cần thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay hoặc giúp con rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Với người chăm sóc trẻ, bạn cần nhớ rửa tay trước và sau khi chăm sóc bé, khi chế biến thức ăn, sau khi cho bé đi vệ sinh, trước khi pha sữa…

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất