Bệnh polyp đại tràng: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị • Hello Bacsi

Related Articles

  • Đau bụng
  • Máu trong phân hoặc phân đen
  • Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh polyp đại tràng là gì?

Trong cơ thể, một tế bào khỏe mạnh sẽ phân chia và phát triển một cách có trật tự. Tuy nhiên, khi xảy ra đột biến ở một số gen nhất định có thể khiến tế bào tiếp tục phân chia nhiều hơn mức cần thiết. Tại đại tràng và trực tràng, sự phát triển mất kiểm soát này có thể làm hình thành các khối polyp đại tràng. Polyp có thể phát triển ở bất cứ đâu trong ruột già của con người.

Yếu tố nguy cơ

Những ai có thể mắc bệnh polyp đại tràng?

Bất cứ ai cũng có thể mắc polyp đại tràng và những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Tuổi tác: Những người trên 50 tuổi trở lên nên thường xuyên kiểm tra polyp
  • Tiền sử bệnh gia đình: Có người thân như cha mẹ, anh chị em từng mắc bệnh polyp đại tràng hoặc ung thư trực tràng thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Tình trạng viêm đường ruột: Polyp xuất hiện kết hợp với viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn của đại tràng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.
  • Sử dụng rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên
  • Những người thừa cân, béo phì, lười vận động
  • Người mắc bệnh tiểu đường type 2 không được kiểm soát tốt.
  • Những người mắc hội chứng rối loạn polyp di truyền

Các rối loạn di truyền gây ra polyp đại tràng

Một số người không may thừa hưởng đột biến gen gây polyp đại tràng và nếu có một trong những đột biến di truyền sau đây, bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư trực tràng cao hơn:

  • Hội chứng Lynch: Polyp phát triển tương đối ít nhưng chúng lại có thể nhanh chóng trở thành ung thư. Đây là dạng rối loạn polyp di truyền phổ biến, có liên quan đến các khối u ở vú, dạ dày, ruột non, đường tiết niệu và buồng trứng.
  • Bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP): Đây là hội chứng rối loạn di truyền hiếm gặp nhưng lại gây ra hàng trăm hoặc thậm chí là hàng nghìn khối polyp phát triển trong niêm mạc ruột kết ngay từ những năm còn tuổi thiếu niên. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì chắc chắn 100% bạn sẽ mắc ung thư đại trực tràng trước năm 40 tuổi.
  • Hội chứng Gardner: Đây là một biến thể của FAP khiến cho các khối u phát triển khắp đại tràng và ruột non. Ngoài ra, khối u không ung thư còn có thể phát triển ở các bộ phận khác trên cơ thể như da, xương hay bụng.
  • Polyposis liên quan đến MYH (MAP): Đây là một tình trạng tương tự như FAP do đột biến gen MYH gây ra. Nhiều polyp tuyến phát triển và làm tăng nguy cơ mắc ung thư khi còn rất trẻ.
  • Hội chứng Peutz-Jeghers: Tình trạng này thường bắt đầu với tàn nhang phát triển khắp cơ thể bao gồm cả môi, lợi và bàn chân. Sau đó, gây ra polyp đại tràng và dẫn đến ung thư trực tràng.
  • Hội chứng polyposis răng cưa: Đây là tình trạng nhiều polyp tuyến có hình răng cưa phát triển ở phần trên của đại tràng và trở thành ung thư.

Chẩn đoán & điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán?

Polyp đại tràng thường không gây ra nhiều biểu hiện, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Vì vậy, việc tầm soát thường xuyên và chẩn đoán sớm có thể giúp loại bỏ polyp một cách an toàn và hoàn toàn, ngăn ngừa nguy cơ lây lan và phát triển thành ung thư. Bác sĩ có thể tiến hành những xét nghiệm sau đây:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất