Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay • Hello Bacsi

Related Articles

Hen suyễn (hay hen phế quản) có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Các tác nhân kích thích cơn hen ở người lớn và trẻ em thường giống nhau, bao gồm mạt bụi, các chất gây dị ứng (dị nguyên) từ môi trường như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, phấn hoa… Tuy nhiên, ở trẻ em, cơn hen có thể bùng phát khi nhiễm cảm lạnh.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà người bệnh có thể chịu những ảnh hưởng từ không đáng kể cho đến làm gián đoạn đến sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn và liệu rằng bệnh hen suyễn có nguy hiểm không, mời bạn đọc tiếp bài viết sau.

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có nguy hiểm không?

Bệnh hen suyễn có rất nhiều mức độ khác nhau, tùy từng cá nhân. Một số người chỉ biểu hiện những triệu chứng nhẹ như ho, khó thở, thở khò khè khi vận động mạnh, tập thể dục. Ngược lại, có những người bệnh lại trải qua các triệu chứng nghiêm trọng hơn khiến họ cảm thấy không thể thở được, phải nhập viện thường xuyên và thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Khi các triệu chứng bùng phát đột ngột và trầm trọng hơn bình thường thì được gọi là các cơn hen suyễn, hay lên cơn hen suyễn. Tần suất xuất hiện các cơn hen này càng nhiều thì mức độ nguy hiểm của bệnh hen suyễn càng cao.

Người bị hen suyễn thường sẽ chịu những ảnh hưởng có thể ngắn hạn và cả dài dạn từ căn bệnh này, thậm chí có khi gặp phải những biến chứng nặng nề, đe dọa tính mạng.

hen phế quản có nguy hiểm không

Tác động ngắn hạn của bệnh hen suyễn

Người bệnh có thể chịu những ảnh hưởng trong thời gian ngắn mỗi khi lên cơn hen suyễn, như:

  • Bị gián đoạn các hoạt động, sinh hoạt thường ngày. Các triệu chứng hen suyễn như ho, thở khò khè, thở nông (đặc biệt khi bệnh được kiểm soát kém) có thể khiến cho bạn gặp khó khăn trong các hoạt động, dẫn đến phải nghỉ học, nghỉ làm. Bệnh cũng gây cản trở giấc ngủ và ngăn không cho bạn tập thể dục hay tham gia các hoạt động ngoại khóa, xã hội. Từ đó, sức khỏe tổng thể cũng sẽ suy giảm và tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác như tim mạch, đái tháo đường.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị hen suyễn. Đối với những người dùng thuốc điều trị hen dạng hít, các tác dụng phụ có thể gặp phải thường ít xảy ra và hầu hết là nhẹ, chẳng hạn như khàn giọng, đau họng. Tuy nhiên, nếu phải dùng các thuốc đường uống, người bệnh có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ hơn, nhất là khi dùng lâu dài. Nếu nhận thấy nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe do thuốc điều trị hen suyễn, hãy thông báo cho bác sĩ để tìm cách khắc phục.
  • Viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Bệnh hen suyễn không trực tiếp làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi hay các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác nhưng một số loại thuốc điều trị có liên quan đến nguy cơ này. Những người dùng thuốc corticosteroid dạng hít tác dụng mạnh có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới cao gấp đôi những người khỏe mạnh. Lý do có thể là ống hít không được vệ sinh đúng cách hoặc thuốc corticosteroid gây cản trở đến hệ miễn dịch.
  • Các cơn hen suyễn nặng. Những người bệnh nặng có thể sẽ lên cơn hen thường xuyên, khó kiểm soát và không đáp ứng nhanh với thuốc cắt cơn hen. Tuy nhiên, người bệnh nhẹ cũng có khi gặp phải các cơn hen suyễn nặng với những vấn đề hô hấp nghiêm trọng như khó thở, khó nói, môi hoặc móng tay có màu xanh và không cải thiện sau khi dùng thuốc. Những trường hợp này thường cần đến trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc y tế khẩn cấp hay nhập viện điều trị.

Tác động dài hạn của hen suyễn

Bệnh cũng có khả năng gây ra những ảnh hưởng lâu dài hoặc vĩnh viễn, không thể phục hồi:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất