Bệnh glôcôm mắt: Những lưu ý khi chung sống cùng bệnh

Related Articles

Vậy bạn cần lưu ý những gì khi sống chung với bệnh glôcôm? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

Ảnh hưởng của bệnh glôcôm mắt

Trong giai đoạn đầu, glôcôm diễn biến âm thầm và hầu như không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều này là nhờ vào khả năng bù trừ các tổn thương của thị giác 2 mắt.

Tuy nhiên, khi tiến triển, bệnh làm tăng nhãn áp và có thể gây ra các cơn đau mắt, đau nửa đầu liên tục, dai dẳng hoặc đôi khi đau cả 2 bên đầu. Nhiều trường hợp, bệnh nhân còn bị chóng mặt và buồn nôn, đặc biệt khi tiếp xúc với các nguồn sáng mạnh hoặc khi tập trung làm việc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập, lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Không những vậy, glôcôm còn tác động đến cả tinh thần và tâm lý của bệnh nhân. Ước tính, có đến 80% người mắc bệnh glôcôm mắt có cảm giác hoang mang, trầm cảm và sợ bị mù. Nhiều người lớn tuổi cảm thấy lo lắng về việc mình có thể trở thành gánh nặng cho gia đình nếu bị mất thị lực. Trong khi đó, cảm giác sợ bị mù ở người trẻ tuổi cao hơn hẳn so với những người lớn tuổi khi mới phát hiện bệnh. Tuy nhiên, sau 5 năm, chỉ còn khoảng 50% số bệnh nhân vẫn thường xuyên cảm thấy lo lắng về việc bị mù. Tỷ lệ này giảm đáng kể vì bấy giờ, người bệnh đã bắt đầu tìm hiểu thông tin và thích nghi dần với bệnh.

Ngoài ra, tình trạng đau nhức mắt trong lúc làm việc hoặc giao tiếp với người khác có thể ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội của bệnh nhân.

Những điều cần lưu ý khi chung sống cùng bệnh glôcôm mắt

Việc thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp bạn phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh glôcôm tiến triển. Bệnh càng được chẩn đoán sớm, tổn thương càng ít và phần thị lực giữ lại được càng nhiều. Tất cả các đối tượng có nguy cơ cao nên khám tầm soát glôcôm định kỳ. Nếu có các vấn đề sức khỏe như bệnh đái tháo đường hoặc có nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác thì bạn sẽ phải đi khám mắt thường xuyên hơn.

Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh, việc tuân thủ kế hoạch điều trị sẽ giúp bạn ngăn ngừa mất thị lực vĩnh viễn. Người bệnh glôcôm cần có lịch khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa Mắt để đánh giá tiến triển của bệnh và thay đổi phác đồ điều trị nếu cần thiết. Những bệnh nhân bị Alzheimer hoặc trí nhớ kém cần ghi chú trên lịch, đặt lịch qua điện thoại hoặc nhờ người nhà, nhân viên bệnh viện nhắc nhở để đi khám theo đúng lịch hẹn.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều sau đây trong quá trình sống cùng bệnh glôcôm mắt để kiểm soát tốt và hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn.

Sử dụng thuốc đúng và đủ theo chỉ định

Để kiểm soát nhãn áp, bác sĩ thường chỉ định cho bạn sử dụng thuốc nhỏ mắt. Bạn cần dùng thuốc thường xuyên và đúng giờ. Trong một số trường hợp, khi thuốc nhỏ mắt chưa thực sự hiệu quả, bác sĩ có thể kê thêm cho bạn thuốc uống. Các loại thuốc uống này cũng phải được sử dụng đúng theo chỉ định, khoảng 1 – 2 lần/ngày trong hầu hết các trường hợp. Tuân thủ đúng và đủ liều thuốc (bao gồm cả thuốc nhỏ mắt và thuốc uống) là điều quan trọng nhất mà người bệnh glôcôm cần làm để bảo tồn thị lực của chính mình.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất