Bệnh chàm có lây không? Những điều bạn cần nên biết • Hello Bacsi

Related Articles

Đối với trẻ bị bệnh chàm, bạn nên chọn loại kem dưỡng ẩm cho trẻ em không hóa chất, không chất bảo quản hay thuốc nhuộm để chăm sóc da cho con.

Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh bệnh chàm để hiểu rõ hơn

3. Nhiễm khuẩn làm bệnh chàm nặng hơn

Bệnh chàm có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus sống trong môi trường khiến tình trạng bệnh càng trở nặng hơn.

Dưới đây là những loại vi khuẩn và virus có thể là nguyên nhân gây bệnh chàm:

• Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng): Đây là một trong những loại vi khuẩn phổ biến nhất làm kích hoạt bệnh chàm.

• Molluscum: Molluscum là một loại virus gây bệnh u mềm lây.

• Virus herpes: Đây là một loại virus gây lở môi và vết loét lạnh.

• Nấm: Một số loại nấm như giun đũa hoặc nấm nông ở chân là những yếu tố phổ biến kích hoạt nhiễm trùng.

Bạn nên để ý đến các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng khác nhau để nhanh chóng đến bệnh viện da liễu nhằm được bác sĩ hướng dẫn chữa trị đúng cách.

4. Phấn hoa làm kích hoạt bệnh chàm

lau dọn nhà sạch sẽ

Phấn hoa có thể kích hoạt bệnh chàm hoặc làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Phổ biến nhất là phấn hoa theo mùa, mạt bụi, vẩy da thú cưng từ mèo và chó, nấm mốc và gàu.

Ngoài những loại phấn hoa thì bụi bẩn, lông thú cưng, muối mọt cũng là những nguyên nhân khiến bạn bị chàm.

Bạn nên lau dọn nhà cửa thường xuyên, kể cả định kỳ giặt khăn, nệm, giường, chiếu để bảo vệ làn da trong không môi trường sống của mình.

5. Thức ăn làm kích hoạt bệnh chàm

Thực phẩm có thể gây ra những trường hợp dị ứng làm kích hoạt bệnh chàm là sữa, hải sản, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ngọt, thức ăn nhanh…

Nếu không biết thức ăn nào gây kích hoạt chàm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn nên kiêng thực phẩm nào để bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung những thực phẩm tốt cho bệnh chàm như các loại probiotic, cá, hạt lanh, mật ong, các loại thực phẩm giàu kẽm, thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E và vitamin D.

6. Chất liệu len và vải sợi tổng hợp

bệnh chàm có lây không

Chất liệu len và vải sợi tổng hợp có thể gây kích ứng da của bạn vì khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng lên, cọ xát vào da và gây cảm giác khó chịu.

Vì thế, bạn nên chọn chất liệu cotton mềm mại để bảo vệ làn da nhạy cảm. Bạn cũng cần đảm bảo giặt quần áo mới trước khi mặc, sử dụng sản phẩm giặt không hóa chất độc hại để giúp quần áo sạch sẽ, tránh được thuốc nhuộm hoặc những chất gây hại cho da.

7. Gãi ngứa làm bệnh chàm trở nặng

Bệnh chàm thường khiến làn da của bạn rất ngứa. Nếu lúc này, bạn gãi ngứa quá mạnh vào da sẽ gây chảy máu hoặc dùng một dụng cụ khác để chà xát da thì sẽ làm da nổi lên những vết chàm.

Bạn nên cắt ngắn móng tay, đeo bao tay vào buổi tối để tránh làm tổn thương da và băng vùng da bị ảnh hưởng lại để tránh trầy xước.

8. Sản phẩm gia dụng chứa hóa chất

dùng sản phẩm chứa hóa chất là nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em

Một trong những tác nhân phổ biến nhất làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm là những sản phẩm chăm sóc gia đình có chứa hóa chất độc hại, hóa chất tạo mùi hương, chất tẩy rửa mạnh hoặc những sản phẩm sử dụng trực tiếp trên da bạn.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất