Bé bị sốt không rõ nguyên nhân: Bố mẹ nên chăm sóc con thế nào?

Related Articles

    Bé bị sốt không rõ nguyên nhân: Bố mẹ nên chăm sóc con thế nào?

    Chăm sóc trẻ em chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với những ai lần đầu làm bố mẹ. Nếu bỗng nhiên thức dậy chăm con và phát hiện bé bị sốt không rõ nguyên nhân, mặt thì đỏ bừng, nhiều ông bố bà mẹ sẽ rất dễ không biết bước tiếp theo phải làm gì.

    Trong bài viết bên dưới, Hello Bacsi sẽ giới thiệu thêm các thông tin về sốt và mách nhỏ tất tần tật các cách chăm sóc khi con khi bị sốt, hãy cùng theo dõi nhé.

    Dấu hiệu nào cho thấy bé bị sốt?

    Sốt xảy ra khi bộ điều nhiệt bên trong tăng nhiệt độ cơ thể lên trên mức bình thường. Đây là bộ điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể nằm ở vùng dưới đồi. Khi bị sốt, nhiệt độ của cơ thể của bé sẽ tăng hơn 38°C và có thể kèm theo các triệu chứng như:

    • Bé cảm thấy khó chịu và không hoạt bát hoặc ít nói hơn bình thường
    • Bé có vẻ quấy khóc nhiều hơn, ít đói hơn và khát nước hơn.
    • Bé cũng có thể cảm thấy ấm hoặc nóng và nói với bạn rằng “người con đang nóng bừng lên”.
    • Mặt của bé có thể đỏ bừng lên do tăng lượng máu đến gần bề mặt da.
    • Bé có thể tăng tiết mồ hôi.
    • Lạnh run.
    • Thở nhanh hoặc nhịp tim tăng.

    Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi một chút trong ngày như sau: nhiệt độ cơ thể buổi sáng sẽ thấp hơn nhiệt độ trung bình của cơ thể cả ngày và nhiệt độ buổi tối sẽ cao hơn. Đôi khi, các bé chơi đùa, chạy giỡn hoặc tập thể dục cũng có thể khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi.

    4 nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Các nhà nghiên cứu cho rằng, tăng nhiệt độ là một cách để cơ thể chống chọi với các nguyên nhân gây nhiễm trùng hoặc bệnh lý. Sau đây là một sốt nguyên nhân gây sốt ở trẻ em:

    1. Nhiễm trùng

    bé sốt do nhiễm trùng

    Đây là lý do phổ biến cho những trường hợp sốt không rõ nguyên nhân ở trẻ. Sốt là cách cơ thể phản vệ với nhiễm trùng và kích thích các cơ chế bảo vệ tự nhiên. Sau đây là một số bệnh nhiễm trùng gây sốt thường gặp:

    • Covid-19
    • Sốt rét
    • Nhiễm trùng tiểu
    • Nhiễm trùng cơ xương khớp
    • Viêm màng não
    • Viêm nội tâm mạc
    • Nhiễm lao, thương hàn, HIV

    2. Rối loạn mô liên kết

    Bệnh xảy ra do sự hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch, kết quả dẫn đến viêm và gây tổn thương các mô. Các bệnh rối loạn dạng này có thể kể đến như:

    • Lupus ban đỏ hệ thống
    • Viêm động mạch tế bào khổng lồ
    • Viêm khớp dạng thấp tự phát ở thiếu niên
    • Bệnh Kawasaki
    • Viêm ruột mạn (bệnh Crohn)
    • Thấp khớp

    Ngoài ra, những bệnh lý ác tính như bạch cầu cấp, lymphoma … hay rối loạn miễn dịch trong hội chứng thực bào máu cũng có thể là nguyên nhân. Đối với một số trường hợp, có thể tăng thân nhiệt do thuốc hay bệnh lý não.

    3. Mặc quần áo quá chật

    Các bé có thể bị sốt nếu mặc quần áo quá chật, quá nhiều hoặc ở trong môi trường quá nóng vì trẻ em không điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể tốt như người lớn. Nhưng vì sốt ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng nên ngay cả khi bé mặc quần áo quá nhiều cũng cần phải được bác sĩ kiểm tra nếu bị sốt.

    4. Chủng ngừa

    Tiêm chủng có thể là nguyên nhân gây sốt không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ em. Sau mũi tiêm, các bé có thể bị sốt nhưng cơn sốt này không quá nghiêm trọng và thường tự khỏi sau 2 – 3 ngày.

    Bố mẹ cần làm gì khi bé bị sốt không rõ nguyên nhân?

    1. Đo nhiệt độ cơ thể

    bé sốt không rõ nguyên nhân

    Bước đầu tiên để biết bé đã thực sự bị sốt hay chưa là sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để xác nhận nhiệt độ cơ thể. Khi đó, nhiệt độ của bé sẽ bằng hoặc cao hơn các mức sau:

    • Đo tại miệng (đặt đầu nhiệt kế trong miệng): 37,8°C. Việc sử dụng nhiệt kế đo đường miệng không được khuyến khích cho đến khi trẻ trên 4 tuổi.
    • Đo tại trực tràng (ở hậu môn): 38°C
    • Đo ở vị trí nách (dưới cánh tay): 37,2°C
    • Đo ở tai: 38°C. Có thể áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

    Lưu ý, hãy cập nhật nhiệt độ thường xuyên vì chỉ số này có thể thay đổi liên tục, bé có thể bị ớn lạnh khi nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng lên hoặc đổ mồ hôi để giải phóng thêm nhiệt khi nhiệt độ bắt đầu giảm.

    Các bé bị sốt nhưng có nhiệt độ thấp hơn 38,9°C thường không cần dùng thuốc hạ sốt mà chỉ cần áp dụng các mẹo giảm sốt tự nhiên. Nhưng đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở xuống, có nhiệt độ đo tại trực tràng từ 38 ° C trở lên hoặc sốt lặp lại trên 40 độ ở bất kỳ lứa tuổi nào, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán chuyên môn.

    Tìm hiểu thêm 8 cách hạ sốt cho trẻ khẩn cấp cha mẹ nhất định phải nhớ

    2. Thay quần áo mỏng

    Bố mẹ hãy cho bé mặc quần áo mỏng nhẹ, khi con lạnh run có thể cho con đắp mền mỏng để giúp cơ thể thoát bớt nhiệt và giảm sốt. Hơn nữa, mẹ hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng cho con không quá nóng hoặc không quá lạnh để con được ngủ thoải mái hơn nhé.

    3. Uống thuốc hạ sốt

    Sau đây là một số hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt dành cho bé nhà bạn:

    • Nếu bé quấy khóc hoặc khó chịu, bạn có thể cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen dựa trên khuyến nghị về độ tuổi và cân nặng của gói thuốc.
    • Không cho bé uống aspirin khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, vì thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng có nguy cơ gây tử vong.
    • Nếu bé dưới hoặc bằng 2 tháng tuổi thì không được cho uống bất kỳ loại thuốc nào để hạ sốt khi chưa được bác sĩ kiểm tra.

    4. Cho trẻ uống nhiều nước

    Việc chăm sóc tại nhà khi bé bị sốt không rõ nguyên nhân là đừng quên cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước vì sốt khiến cơ thể mất nước nhanh hơn bình thường. Nước lọc là lựa chọn thích hợp nhất dành cho bé nhà bạn. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể uống những loại thức uống an toàn khác làm cho bé cảm thấy dễ chịu như nước ép trái cây, sinh tố hay sữa… Ngoài ra, bé cũng nên tránh đồ uống có caffeine, bao gồm cả coca cola và trà, vì chúng có thể làm cho tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn do đi tiểu nhiều hơn.

    Tóm lại, sốt là một triệu chứng thông thường ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu bé vẫn còn sốt sau 24 giờ (ở trẻ em dưới 2 tuổi), 72 giờ (ở trẻ từ 2 tuổi trở lên) hoặc bé có dấu hiệu bất thường như co giật, bỏ bú, tím tái, thở mệt, tiêu tiểu bất thường hay kém tỉnh táo, lừ đừ hoặc bạn có bất cứ lo lắng nào… thì bạn nên mang bé đến bác sĩ để kiểm tra.


    Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cùng hơn 5.000 bố mẹ khác

    Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!


    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

    Bình Luận

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    Advertismentspot_img

    Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất