Bật mí 6 cách lấy sỏi amidan tại nhà đơn giản lại an toàn bạn nên biết!

Related Articles

Việc súc miệng kỹ càng bằng nước muối có thể làm dịu cơn đau họng và giúp đánh bật “sỏi” amidan. Nước muối cũng có thể giúp loại bỏ mùi hôi miệng do “sỏi” amidan gây ra.

Để áp dụng cách lấy sỏi amidan bằng nước muối, bạn cho 1/2 thìa cà phê muối vào 240ml nước ấm rồi khuấy đều. Nhấp một ngụm rồi súc miệng trong 10-15 giây, sau đó nhổ ra. Thực hiện lại hành động này cho đến khi súc hết 240 ml nước muối.

4. Cách lấy sỏi amidan bằng giấm táo

Việc súc miệng bằng giấm táo pha loãng có thể làm tan rã các “kết cấu” trong “sỏi” amidan.

Hòa 1 thìa súp giấm táo vào 1 cốc nước ấm. Súc miệng 3 lần/ngày với dung dịch trên sẽ giúp dần loại bỏ được “sỏi” amidan.

Tuy nhiên, cách súc miệng bằng dung dịch giấm táo thường xuyên, cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro về sức khỏe, chẳng hạn như men răng bị ăn mòn dẫn đến sâu răng và các ảnh hưởng khác trên hệ tiêu hóa. Do đó, bạn nên cân nhắc khi áp dụng cách lấy “sỏi” hơi “bạo” này.

Ngoài giấm táo, các nguyên liệu từ thiên nhiên khác đang hiện diện trong chính nhà bếp của bạn cũng có tác dụng gián tiếp làm hạn chế quá trình hình thành “sỏi” trong amidan của bạn. Thí dụ như ăn táo (có acid kháng khuẩn), nhai cà rốt (làm tăng tiết nước bọt, kháng khuẩn), ăn sữa chua (bổ sung lợi khuẩn), ăn củ hành (có chất kháng khuẩn)… cũng là những cách lấy sỏi amidan đơn giản mà bạn có thể áp dụng.

5. Lấy bã đậu amidan bằng tăm bông nhỏ

Một trong những cách lấy “sỏi” amidan thường được áp dụng là dùng tăm bông để cạy gỡ “sỏi”. Để thực hiện, bạn nên làm ẩm tăm bông, sau đó nhẹ nhàng ấn gạt để gỡ “sỏi”. Lưu ý, tránh chạm quá sâu vào thành sau họng vì dễ gây phản xạ nôn ói.

Có rất nhiều mao mạch trên bề mặt amidan và nó dễ bị tổn thương. Do đó, nếu có ý định áp dụng cách lấy sỏi amidan bằng tăm bông nhỏ, bạn chỉ nên quét thử một vài lần, nếu có hiện tượng rỉ máu, hãy ngừng lại.

Dù cách này có thể giúp loại bỏ “sỏi” amidan ngay tức thì, nhưng nó lại có nguy cơ gây chấn thương tại chỗ. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện. Đồng thời, tuyệt đối không thử cách lấy “sỏi” này cho trẻ nhỏ vì nó đòi hỏi sự hợp tác cao từ “đối tượng”, mà trẻ nhỏ thì chưa đủ “dũng khí” để “đương đầu”.

6. Sử dụng bàn chải đánh răng

cách lấy sỏi amidan

Thói quen chải răng và chải lưỡi có thể làm giảm bớt lượng vi khuẩn “dư thừa” trong miệng và gián tiếp ngăn ngừa “sỏi” hình thành trên amidan. Việc duy trì thói quen đánh răng sau khi ăn là điều nên làm.

Ngoài ra, một số người có “kỹ năng” cũng thường dùng mặt sau của bàn chải để lấy “sỏi” amidan. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích cho số đông. Bạn không nên tự ý đưa bất kỳ vật cứng hoặc sắc nhọn nào, kể cả đầu ngón tay để tác động lên amidan vì nó dễ gây trầy xước dẫn tới chảy máu và nhiễm trùng. Ở trẻ em, việc đưa bàn chải đánh răng vào phía sau cổ họng có thể khiến trẻ bị nghẹt thở.

Ngoài ra, động tác ho, khạc mạnh cũng có thể làm lay động và bật “sỏi” ra ngoài.

Tuy nhiên, nếu “sỏi” amidan tồn tại dai dẳng và ngày một lớn hơn, bạn cần trao đổi tình trạng của mình với bác sĩ.

Tham khảo 4 cách trị sỏi amidan bằng thủ thuật y tế

Ngoài 6 cách lấy “sỏi” amidan đơn giản ngay tại nhà nêu trên, trong một số trường hợp cần thiết phải can thiệp, thí dụ như “sỏi” tồn tại dai dẳng, hay tái hình thành lại, “sỏi” gây viêm amidan tái diễn… thì bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một trong các phương pháp điều trị y khoa sau:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất