Bảo hiểm tài sản là gì? Đặc điểm, nguyên tắc và quy trình bồi thường • Hello Bacsi

Related Articles

* Hợp đồng bảo hiểm trùng

Là khi xảy ra rủi ro, cùng một tài sản được bồi thường bởi từ hai hợp đồng bảo hiểm trở lên. Khi đó, cách tính số tiền bồi thường mà mỗi hợp đồng chi trả sẽ là: (tổng số tiền bồi thường từ tất cả các hợp đồng) x (mệnh giá của hợp đồng đang nói đến) / (tổng mệnh giá tất cả các hợp đồng). Điều này giúp đảm bảo số tiền bồi thường người được bảo hiểm nhận không vượt quá thiệt hại thực tế mà người đó đã chịu.

2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

Quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest) là một thuật ngữ bảo hiểm chỉ ra rằng người hưởng lợi từ bảo hiểm phải có lợi ích liên quan, phụ thuộc hoặc gắn liền với sự an toàn của đối tượng được bảo hiểm, được pháp luật công nhận. Như vậy, người thụ hưởng có lý do chính đáng để được bồi thường khi có thiệt hại xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm.

Đối với đối tượng bảo hiểm là tài sản, thì quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản chính là quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản.

Mối liên hệ đầu tiên được pháp luật công nhận là chủ sở hữu. Tiếp đến là người có quyền lợi và trách nhiệm trước tài sản đó như người mượn, thuê, được giao quản lý tài sản… Đây là những người có quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản. Họ được tham gia giao kết và hưởng lợi từ bảo hiểm của tài sản đang nói đến, dựa trên thỏa thuận chung và tuân theo quy định của pháp luật.

3. Thời hạn bảo hiểm và phí bảo hiểm

Bảo hiểm tài sản có thời hạn ngắn, thông thường chỉ một năm. Các công ty bảo hiểm cũng thường tạo điều kiện thuận lợi, lược đi những bước không cần thiết khi khách hàng muốn tái tục vào năm tiếp theo.

Phí bảo hiểm tùy thuộc vào mệnh giá bảo hiểm, xác suất xảy ra rủi ro và các chế độ khác người mua được hưởng. Phí bảo hiểm có thể được đóng một lần hoặc định kỳ theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm.

Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản được thực hiện như thế nào?

bảo hiểm tài sản là gì

Giá trị thiệt hại là căn cứ bồi thường của bảo hiểm tài sản

Để đảm bảo mục đích bồi thường của bảo hiểm tài sản, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định số tiền bồi thường không được vượt quá giá trị thiệt hại của tài sản tại thời điểm xảy ra rủi ro.

Giá trị thiệt hại của tài sản phải được xác định một cách trung thực, dựa trên giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm xảy ra rủi ro và mức độ thiệt hại thực tế. Chi phí xác định do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

Ngoài số tiền bồi thường, các chi phí cần thiết, hợp lý người mua bảo hiểm đã bỏ ra để đề phòng, hạn chế tổn thất… phát sinh theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả.

Phương thức bồi thường bảo hiểm tài sản

Phương thức bồi thường sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm tự thỏa thuận, bao gồm:

  • Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
  • Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác
  • Trả tiền bồi thường

Nếu hai bên không thống nhất được thì sẽ chọn cách trả tiền bồi thường.

Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn

Nguyên tắc này áp dụng cho trường hợp bên thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho tài sản. Nếu đã được bảo hiểm bồi thường, người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bên thứ ba bồi hoàn khoản tiền mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu bên thứ ba bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu bồi hoàn nếu bên thứ ba là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột của người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.

Giám định tổn thất, thiệt hại của tài sản được bảo hiểm

Việc giám định tổn thất của tài sản do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện và chịu phí.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất