Bạn đã hiểu hết về bệnh thủy đậu ở trẻ em? • Hello Bacsi

Related Articles

Nếu trẻ bị sốt cao, bạn có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường nhưng cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, không cho trẻ dùng thuốc aspirin hay các sản phẩm có chứa thành phần aspirin để hạ sốt vì loại thuốc này có nguy cơ gây ra một bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm gọi là hội chứng Reye, có thể dẫn đến suy gan và thậm chí tử vong.

trẻ sẽ bị sốt nếu mắc bệnh thủy đậu

Chăm sóc tại nhà

Trẻ bị thủy đậu cần được cách ly, hạn chế tiếp xúc với người khác cũng như tránh đến các khu vực công cộng. Bạn nên cho trẻ mặc quần áo rộng, nhẹ và mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để tránh làm bong vỡ các mụn nước. Ngoài ra, cũng nên tránh cho trẻ ra gió vì lúc này cơ thể rất dễ nhiễm lạnh, có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên cho trẻ mặc những bộ quần áo dài tay, kín đáo để tránh gió, đeo khẩu trang đúng cách.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần nhắc bé không gãi để tránh làm vỡ và xước các nốt thủy đậu. Vì khi các nốt da bị vỡ sẽ để lại sẹo, dễ bị nhiễm trùng và khiến bệnh lây lan sang các vùng da khác nhanh hơn.

Về chế độ dinh dưỡng, bạn nên:

  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất như cà rốt, dưa chuột, bông cải…
  • Thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi như ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, nấm, các loại hạt, yến mạch, hạt bí ngô, socola đen…
  • Nên ăn các món ăn thanh đạm, thức ăn dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp…
  • Uống đủ nước mỗi ngày và đừng quên uống bổ sung thêm các loại nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng.

Lưu ý cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách để điều trị thủy đậu. Tuy nhiên, không phải cái nào cũng đúng, có một số quan niệm sai lầm mà bạn nên tránh làm theo:

Kiêng tắm

Nhiều người cho rằng trẻ bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Tuy nhiên, đây là một sai lầm. Theo các chuyên gia y tế, điều quan trọng nhất trong điều trị, chăm sóc trẻ thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể bởi nếu không giữ vệ sinh tốt, trẻ có thể bị viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.

Mỗi ngày, bạn nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, không tắm quá lâu. Ngoài ra, chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ. Với trẻ nhỏ, bạn nên cho trẻ mang bao tay, xoa bột talc hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa. Tránh để trẻ gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.

Tắm lá

Theo các chuyên gia, cha mẹ cũng không nên mua các loại lá về tắm để cho trẻ nhanh khỏi. Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định, chỉ bằng 1/2 da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Trong khi đó các loại lá rất hay bị nhiễm khuẩn, thậm chí là có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, kích ứng là rất cao.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất