Bạn đã biết tác hại của điện thoại với trẻ em? Làm sao để hạn chế rủi ro?

Related Articles

Các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng… hiện nay được xem là “trợ thủ” đắc lực của nhiều cha mẹ trong việc nuôi con. Nhiều người lớn dùng các thiết bị này để dụ trẻ ăn, giữ trẻ ngồi yên một chỗ để làm những việc khác hoặc nghĩ rằng cho trẻ chơi điện thoại là giúp con sớm làm quen với công nghệ thông tin… Thế nhưng sự thật thì các thiết bị công nghệ lại là một “con dao hai lưỡi”. Việc lạm dụng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà bạn không ngờ đến. Vì vậy, bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này hơn để bạn có được thông tin hữu ích về nuôi con đúng cách, an toàn.

Tác hại của điện thoại với trẻ em: Thiết bị công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ?

1. Đối với sức khỏe thần kinh và não bộ

Mặc dù chưa có bằng chứng thuyết phục về việc điện thoại di động ảnh hưởng xấu đến não bộ của trẻ như thế nào? Có gây ung thư hay không? Tuy nhiên, một số nghiên cứu vẫn cho thấy những phát hiện đáng lo ngại nếu cho trẻ tiếp xúc với điện thoại quá sớm và dùng thường xuyên.

tác hại của điện thoại với trẻ em

Các dữ liệu nghiên cứu cho biết đầu và não của trẻ em tuy nhỏ hơn người lớn nhưng lại nhận được mức bức xạ từ điện thoại di động tương tự như người lớn. Điều này có nghĩa là vùng não của trẻ phải chịu mức độ phơi nhiễm với bức xạ cao hơn nếu dùng điện thoại từ khi còn nhỏ. Kết quả quét não cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ dành quá nhiều thời gian xem điện thoại thì sẽ có nguy cơ bị mỏng vỏ não sớm hơn so với trẻ không dùng.

Hơn nữa, mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng về việc dùng điện thoại nhiều sẽ gây ung thư nhưng đã có nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nhẹ của khối u não liên quan đến việc dùng điện thoại. Do vậy, cách tốt nhất là bạn vẫn nên hạn chế cho trẻ dùng thiết bị này quá nhiều.

2. Tác hại của điện thoại với trẻ em – Các vấn đề về mắt là không thể tránh khỏi

Việc xem YouTube, chơi game, xem phim hoạt hình… trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng thường khiến trẻ tập trung nhìn chằm chằm vào màn hình nhiều giờ liền. Điều này sẽ tạo điều kiện để ánh sáng xanh, bức xạ từ điện thoại/ máy tính bảng tác động trực tiếp lên mắt của trẻ. Từ đó gây ra các vấn đề về mắt như khô mắt, nhức mắt, cận thị, suy giảm thị lực khi còn trẻ…

3. Dùng điện thoại sớm và thường xuyên tăng nguy cơ béo phì ở trẻ

Khi trẻ nghiện xem YouTube, chơi game… trên điện thoại thông minh thì sẽ giảm đi hứng thú với các hoạt động khác, bao gồm cả hoạt động thể dục thể thao. Nói cách khác, việc làm quen với thiết bị công nghệ từ sớm sẽ khiến trẻ hình thành thói quen ngồi một chỗ để “dán mắt” vào điện thoại nhiều hơn. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ béo phì hoặc các bệnh khác như lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ… do ít vận động, ngồi một chỗ và cúi đầu quá lâu.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất