Bàn chân bẹt: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị• Hello Bacsi

Related Articles

Nguyên nhân gây ra bệnh bàn chân bẹt là gì?

Hội chứng bàn chân bẹt có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất có thể bao gồm:

  • Yếu tố di truyền
  • Độ cao của vòm chân quá thấp
  • Bàn chân hoặc mắt cá chân từng bị chấn thương
  • Các tình trạng viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp
  • Chấn thương, rối loạn chức năng dây chằng giữa lòng bàn chân
  • Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ thần kinh hoặc cơ, ví dụ như bại não, loạn dưỡng cơ hay tật nứt đốt sống…

Trong một vài trường hợp ít gặp, vòm bàn chân không phát triển còn có thể là do sự hiện diện của cầu xương ở bàn chân. Tình trạng này xảy ra khi các xương bàn chân dính lại với nhau một cách bất thường, khiến bàn chân cứng và mất độ lõm. Trẻ nhỏ thường dễ gặp phải vấn đề này hơn so với người trưởng thành.

Ngoài ra, một số yếu tố tiềm ẩn khác góp phần cản trở sự hình thành của vòm bàn chân có thể nhắc đến như:

  • Thừa cân, béo phì
  • Đái tháo đường (tiểu đường)
  • Mang thai
  • Tuổi tác
  • Viêm hoặc rách gân chân do thường xuyên hoạt động với cường độ cao trong thời gian dài

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?

Mặc dù trong vài trường hợp hy hữu, tật bàn chân bẹt sẽ không gây tổn hại đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, người bệnh có thể phải đối mặt với những vấn đề sau nếu không sớm được chữa trị:

  • Viêm cân gan chân
  • Biến dạng ngón chân cái
  • Viêm khớp ở mắt cá chân hoặc bàn chân
  • Ngón chân hình búa
  • Viêm gân Achilles

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh bàn chân bẹt?

Hầu hết bác sĩ chuyên khoa có khả năng đánh giá một người có bàn chân bẹt hay không bằng cách kiểm tra bàn chân toàn diện và quan sát tư thế đứng cũng như dáng đi của họ.

Tuy nhiên, để củng cố độ tin cậy của kết quả chẩn đoán, các chuyên gia cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, CT hay MRI.

Những phương pháp điều trị bệnh bàn chân bẹt

Ngày nay, mang đế chỉnh hình (giày cho bàn chân bẹt) là một trong nhiều cách điều trị tật bàn chân bẹt phổ biến nhất. Nhiều người bệnh lựa chọn biện pháp này không chỉ vì hiệu quả do đế chỉnh hình bàn chân mang lại mà còn bởi tính an toàn cao. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách điều trị bàn chân bẹt này cần nhiều thời gian để đem đến kết quả như mong đợi.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng thường khuyến khích người bệnh chú trọng việc nghỉ ngơi cho đến khi các triệu chứng cải thiện. Đồng thời, hãy hạn chế những hoạt động có nguy cơ tạo thêm áp lực lên bàn chân.

Mặt khác, đối với trường hợp khớp hoặc gân chịu thương tổn, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị bao gồm sử dụng đế chỉnh hình bàn chân kết hợp với thuốc giảm đau với mục đích xoa dịu triệu chứng. Nếu hiệu quả không như mong đợi, người bệnh có thể cần được can thiệp bằng phẫu thuật.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất