Bạn biết gì về tĩnh mạch mạng nhện? • Hello Bacsi

Related Articles

• Di truyền học: Có tới 90% người có tĩnh mạch mạng nhện là do tiền sử gia đình.

• Mang thai: Khi phụ nữ bắt đầu mang thai, lượng máu di chuyển trong cơ thể tăng lên và thêm trọng lượng của thai nhi sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch chân, làm xuất hiện tĩnh mạch mạng nhện. Tình trạng này có thể biến mất sau khi mang thai.

• Phụ nữ: Tĩnh mạch mạng nhện có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ thường xuyên hơn nam giới.

• Người lớn tuổi: Các van trong tĩnh mạch có xu hướng yếu dần theo thời gian. Các cơ bắp giúp hỗ trợ các tĩnh mạch ở chân và bơm máu lên trên cũng bị suy yếu dần khi lớn tuổi.

• Thừa cân: Trọng lượng cơ thể tăng thêm có thể gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch chân.

• Hormone: Việc kiểm soát hormone sinh sản và điều trị hormone thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc tĩnh mạch mạng nhện vì estrogen có thể làm suy yếu van tĩnh mạch.

• Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài: Các tĩnh mạch ở chân phải làm việc nhiều hơn để bơm máu về phía tim nếu bạn đứng hoặc ngồi quá lâu khiến van tĩnh mạch suy yếu.

• Cục máu đông hoặc tổn thương tĩnh mạch trước đó: Điều này có thể làm hỏng các van tĩnh mạch khiến chúng không thể hoạt động bình thường.

• Tác hại của ánh nắng mặt trời: Ánh sáng cực tím từ mặt trời có thể làm hỏng da, gây vỡ mạch máu hoặc tĩnh mạch mạng nhện, đặc biệt là trên da mặt.

Cách điều trị tĩnh mạch mạng nhện

tĩnh mạch mạng nhện

Một số phương pháp điều trị tĩnh mạch mạng nhện bao gồm:

1. Chích xơ tĩnh mạch

Phương pháp chích xơ tĩnh mạch sử dụng chất kích thích tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch bị ảnh hưởng. Khi các bức tường của tĩnh mạch bị kích thích sẽ dính lại với nhau và giữ cho máu không chảy vào khu vực này. Phương pháp này có thể giúp giảm sưng và làm cho tĩnh mạch co lại. Theo thời gian, tĩnh mạch mạng nhện sẽ mờ dần hoặc biến mất.

Sau khi thực hiện phương pháp chích xơ tĩnh mạch, người bệnh thường mang vớ ngăn giãn tĩnh mạch trong vài ngày hoặc vài tuần. Sau đó, các tĩnh mạch mạng nhện sẽ dần bắt đầu biến mất, quá trình này có thể mất tới 6 tuần.

2. Mang vớ giãn tĩnh mạch

Giải pháp mang vớ giãn tĩnh mạch có tác dụng gây áp lực lên các tĩnh mạch ở chân dưới. Dạng áp lực này có thể giúp cải thiện lưu lượng máu và ngăn ngừa thêm tĩnh mạch mạng nhện hoặc giãn tĩnh mạch. Loại vớ giãn tĩnh mạch cũng có thể giúp giảm sưng chân và giảm nguy cơ đông máu ở chân.

3. Điều trị bằng laser

Bác sĩ có thể sử dụng tia laser để điều trị các tĩnh mạch mạng nhện nhỏ hơn 3mm và gần bề mặt da. Tia laser là một chùm ánh sáng mạnh, tập trung làm cho tĩnh mạch mạng nhện đóng cục và khô lại. Việc điều trị bằng laser ít xâm lấn hơn so với phương pháp chích xơ tĩnh mạch vì không sử dụng thuốc tiêm.

4. Liệu pháp laser nội soi (EVLT)

EVLT là một phương pháp mới hơn để điều trị tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch nhỏ. Bác sĩ sẽ tạo một vết mổ nhỏ trong tĩnh mạch bị ảnh hưởng và sau đó chèn một sợi dẫn tia laser. Các tia laser áp dụng nhiệt trực tiếp vào tĩnh mạch và làm teo tĩnh mạch bị giãn. Điều này có thể mất vài tháng hoặc đến một năm để biến mất. Liệu pháp laser nội soi cần sử dụng thuốc gây tê tại chỗ.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất