Bạn biết gì về bệnh tràn dịch khớp gối? • Hello Bacsi

Related Articles

Chấn thương khớp

Một số chấn thương do tham gia thể thao hoặc do tai nạn như gãy xương, rách sụn chêm khớp gối, đứt dây chằng khớp gối, bong gân… là nguyên nhân phổ biến gây tràn dịch khớp gối. Khi có những tác động mạnh đột ngột, có thể sẽ sản sinh ra lượng dịch nhiều hơn để bảo vệ khớp. Do đó, tình trạng dư thừa chất dịch có thể xảy ra.

Vận động quá mức

Ngoài chấn thương, thì các đối tượng có hoạt động nặng diễn ra thường xuyên và lặp đi lặp lại (do tính chất nghề nghiệp, các hoạt động thể thao,…) đều có nguy cơ cao bị tràn dịch ở khớp gối. Lý do là khi gối chịu nhiều áp lực sẽ dẫn đến các bao hoạt dịch bị ảnh hưởng mạnh, từ đó rất dễ sản sinh thêm dịch khớp.

Nhiễm khuẩn khớp

Một số trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, người có bệnh đái tháo đường, người mới phẫu thuật khớp gần đây,… có thể bị tràn dịch do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể tấn công khớp gối do nhiễm khuẩn toàn thân qua đường máu hoặc xâm nhập qua các vết thương hở. Nấm, virus, ký sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ tạo thêm sức nặng lên đầu gối, khiến khớp gối bị mài mòn. Khi đó, khớp gối bắt buộc phải tiết ra nhiều dịch hơn để giảm ma sát khi chúng ta di chuyển và hoạt động.

Các bệnh về khớp

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, thì một số bệnh lý có thể dẫn đến tràn dịch khớp bao gồm: viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, rối loạn đông máu,… Những bệnh lý này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mạn tính và nguy cơ biến chứng cao, điển hình là chứng tràn dịch khớp gối.

Điều trị

Phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối

Hầu hết việc điều trị được quyết định dựa trên nguyên nhân gây bệnh, do đó để điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả thì cần xác định rõ nguyên nhân. Người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa để thăm khám. Tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp, có thể là một hoặc kết hợp nhiều phương pháp sau đây:

Điều trị nội khoa

Đối với trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ, đang ở giai đoạn đầu tiên thì điều trị nội khoa được ưu tiên hàng đầu. Bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm,… để cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân.

Khi cơn đau tăng lên, các thuốc chống viêm corticoid có thể sử dụng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Tuy nhiên, corticoid có một số tác dụng phụ nên phải được kê đơn và theo dõi điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng được chỉ định trong các trường hợp có nguyên nhân do nhiễm khuẩn.

Điều trị ngoại khoa

Nếu tình trạng tràn dịch nặng hơn và không đạt kết quả sau khi dùng thuốc, cần phải điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa như:

  • Chọc hút dịch khớp: phương pháp này được sử dụng để làm giảm áp lực bên trong khớp nếu tình trạng sưng phù đặc biệt nghiêm trọng. Sau đó có thể kết hợp tiêm corticoid để nhanh chóng giảm viêm.
  • Nội soi khớp: có giá trị chẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch khớp và có thể kết hợp để khắc phục các tổn thương sụn chêm, dây chằng hay tổn thương thoái hóa khớp.
  • Phẫu thuật khớp: trường hợp bệnh tiến triển và không đáp ứng các biện pháp khác, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để xử lý các tổn thương hoặc nặng hơn là thay khớp.

Vật lý trị liệu

Đây là một trong những cách thức điều trị cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối bị hạn chế vận động lâu ngày. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập và hoạt động thể dục đúng cách, mục đích là tăng cường hệ cơ, cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động vùng khớp gối.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất