Bạch cầu ở trẻ em • Hello Bacsi

Related Articles

Tìm hiểu chung

Bệnh bạch cầu ở trẻ em là gì?

Thuật ngữ bệnh bạch cầu đề cập đến các bệnh ung thư của các tế bào máu trắng (còn gọi là bạch cầu). Một người bị bệnh bạch cầu sẽ có số lượng lớn các tế bào bạch cầu bất thường được sản xuất trong tủy xương. Các tế bào màu trắng bất thường xâm lấn tủy xương và tràn ngập vào dòng máu, nhưng chúng không thể thực hiện vai trò bảo vệ cơ thể chống lại bệnh, vì chúng là những tế bào khiếm khuyết.

Khi bệnh bạch cầu tiến triển, ung thư can thiệp vào quá trình sản xuất các loại tế bào máu của cơ thể, bao gồm hồng cầu và tiểu cầu. Điều này dẫn đến thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp) và các vấn đề chảy máu, bên cạnh nguy cơ nhiễm trùng cao gây ra bởi các tế bào máu trắng bất thường.

Nói chung, bệnh bạch cầu được phân thành hai loại cấp tính (phát triển nhanh) và mạn tính (tiến triển chậm). Ở trẻ em, hầu hết các bệnh bạch cầu là cấp tính.

Bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em cũng được chia thành bệnh bạch cầu dòng lympho cấp (ALL) và bệnh bạch cầu dòng tủy cấp (AML), tùy thuộc cụ thể vào loại tế bào máu trắng được gọi là tế bào bạch huyết hoặc tủy bào, liên quan đến sự đề kháng miễn dịch.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch cầu ở trẻ em?

Do các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng bị khiếm khuyết, trẻ em bị bệnh bạch cầu có thể bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn nhiều hơn bình thường. Trẻ cũng có thể bị thiếu máu do bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến việc sản xuất tế bào hồng cầu vận chuyển oxy của tủy xương. Trẻ trở nên nhợt nhạt, mệt mỏi bất thường và khó thở trong khi chơi.

Trẻ bị bệnh bạch cầu có thể bị bầm tím và chảy máu rất dễ dàng, chảy máu cam thường xuyên hoặc bị chảy máu trong một thời gian dài bất thường dù với một vết cắt nhỏ vì bệnh bạch cầu phá hủy khả năng sản xuất tiểu cầu (có chức năng đông máu) của tủy xương.

Các triệu chứng khác của bệnh bạch cầu có thể bao gồm:

  • Đau ở xương hoặc khớp, đôi khi gây ra dáng đi khập khiễng
  • Hạch bạch huyết ở cổ, háng, hay ở nơi khác sưng to (đôi khi được gọi là sưng hạch)
  • Mệt mỏi bất thường
  • Chán ăn
  • Sốt không kèm các triệu chứng khác
  • Đau bụng (do các tế bào máu bất thường tích tụ trong các cơ quan như thận, gan, hoặc lách)

Đôi khi, sự lây lan của bệnh bạch cầu đến não có thể gây đau đầu, động kinh, mất thăng bằng hoặc tầm nhìn không bình thường. Nếu bệnh bạch cầu dòng lympho cấp lây lan đến các hạch bạch huyết bên trong ngực, khi các hạch sưng to chèn ép khí quản và các mạch máu quan trọng, dẫn đến khó thở và gây trở ngại cho tuần hoàn máu đến và đi từ tim.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất