Áp dụng chế độ ăn Keto cho trẻ liệu có an toàn? • Hello Bacsi

Related Articles

Béo phì, đái thường type 2 là những căn bệnh đang dần trở nên phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do trẻ ít có thời gian vận động, kết hợp với việc trẻ thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến và thực phẩm đóng gói không lành mạnh.

Xuất phát từ thực trạng này, nhiều cha mẹ đã nghĩ đến việc áp dụng chế độ ăn Keto cho trẻ. Tuy nhiên, liệu chế độ ăn này có an toàn? Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp nhé!

Chế độ ăn Keto là gì?

Chế độ ăn Keto (gọi tắt là Keto) là chế độ ăn đã xuất hiện từ năm 1920 nhưng trong thời gian gần đây, chế độ ăn này mới dần trở nên phổ biến do khả năng giảm calo vô cùng hiệu quả.

Đây là chế độ ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo tốt cho cơ thể. Cụ thể, chế độ ăn này yêu cầu lượng calo được đáp ứng bởi chất béo là khoảng 60-80% và chỉ 20–30% còn lại là bằng carbohydrate.

Khi lượng carbohydrate nạp vào cơ thể bị cắt giảm, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái gọi là “Ketosis”, trạng thái mà cơ thể sử dụng chất béo để cung cấp năng lượng vì nó không có đủ carbohydrate. Chế độ ăn này giúp ngăn cảm giác thèm ăn, giảm cơn đói và giúp giảm cân.

Ngoài ra, Keto cũng rất có lợi cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 bởi nó có thể làm giảm đáng kể lượng đường máu và nồng độ insulin. Các thực phẩm được sử dụng trong chế độ ăn này thường là rau và các loại quả mọng có hàm lượng đường thấp.

Thực hiện chế độ ăn Keto cho trẻ có an toàn hay không?

Ban đầu, chế độ ăn Keto được dùng cho trẻ mắc một số bệnh đặc biệt. Hiện chế độ ăn này vẫn được áp dụng trong một số bệnh viện như một phương pháp để hỗ trợ điều trị cho trẻ bị động kinh. Các nghiên cứu cũng cho biết việc tuân thủ chế độ ăn Keto có thể giúp giảm tần suất các cơn động kinh ở trẻ lên tới 50%.

Dù nhiều nghiên cứu cho rằng chế độ ăn Keto an toàn với trẻ nhỏ nhưng bạn vẫn nên cân nhắc bởi chế độ ăn này không cung cấp đủ carbohydrate và chất xơ mà cơ thể trẻ cần. Không những vậy, việc loại bỏ toàn bộ một nhóm thực phẩm nào đó ra khỏi chế độ ăn còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này nếu diễn ra trong thời gian dài có thể làm cho trẻ trở nên cáu kỉnh, chậm chạp và không tập trung.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất