8 nguyên nhân khiến trẻ bị khô miệng và cách xử trí • Hello Bacsi

Related Articles

Tình trạng khô miệng không những khiến hơi thở của trẻ có mùi hôi mà còn dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như: sâu răng, viêm nướu, viêm loét miệng, giảm hay mất vị giác. Thậm chí, tình trạng này còn gây khó khăn trong việc ăn uống nên nếu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.

Tuy vậy, khô miệng không quá khó điều trị nếu biết rõ nguyên nhân. Bạn hoàn toàn có thể bảo vệ bé yêu khỏi tác hại của triệu chứng này chỉ với những gợi ý đơn giản mà Hello Bacsi chia sẻ qua bài viết sau.

Theo các chuyên gia, bình thường, trẻ sẽ tiết 1ml nước bọt trong 1 phút, con số này cao hơn hẳn so với mức 0,7ml/phút ở người trưởng thành. Do đó, chúng ta rất hiếm khi thấy trẻ bị khô miệng. Tuy nhiên, những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng này:

1. Mất nước

Mất nước là một trong những lý do phổ biến làm trẻ bị khô miệng. Tình trạng mất nước quá mức thường xuất hiện khi trẻ tham gia vào các hoạt động gắng sức hoặc mắc phải một số bệnh lý như tiêu chảy, cơ thể không dung nạp thực phẩm, bệnh Crohn và các chứng rối loạn ăn uống khác. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ ngừng cung cấp chất lỏng cho các bộ phận như tuyến nước bọt nhằm tích trữ nước cho các chức năng quan trọng hơn.

2. Thở bằng miệng

Thói quen thở bằng miệng của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây khô miệng mà nhiều bậc cha mẹ cần lưu tâm. Theo đó, việc này sẽ dẫn đến tình trạng miệng và môi rất khô, hệ quả là nước bọt không được bài tiết đủ để “cuốn trôi” vi khuẩn trong khoang miệng. Cứ thế, những hại khuẩn dần sinh sôi, phát triển và dẫn đến các bệnh nha chu (sâu răng, viêm nướu…).

Ngoài ra, việc thở miệng trong thời gian dài còn được cho là có liên quan đến những bất thường về thể chất và khả năng nhận thức của trẻ.

3. Tác dụng phụ của thuốc

trẻ bị khô miệng do dùng thuốc

Trên thực tế, một vài loại dược phẩm như thuốc kháng histamin dùng trong điều trị dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống tiêu chảy, thuốc giãn phế quản… tiềm ẩn tác dụng phụ gây khô miệng nhưng ít ai để ý đến. Do vậy, nếu nhận thấy trẻ bị khô miệng, bố mẹ có thể xem xét liệu biểu hiện này có phải là phản ứng bất lợi của một trong những loại thuốc mà con đang sử dụng hay không?

4. Bệnh đái tháo đường

Căn bệnh này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả trẻ nhỏ. Theo đó, trẻ bị tiểu đường type 1 thường là do di truyền từ cha mẹ; trong khi đái tháo đường type 2 lại xảy ra phổ biến ở trẻ bị thừa cân, béo phì hoặc có chế độ ăn uống không lành mạnh.

Khi mắc bệnh, quá trình bài tiết nước bọt sẽ suy giảm, dẫn đến biểu hiện khô miệng. Hiện tượng này vô tình cũng làm người bệnh dễ tiến gặp những bệnh lý ở miệng như viêm loét, sâu răng, viêm nướu…

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất