7 triệu chứng rối loạn tiền đình bạn không nên xem nhẹ • Hello Bacsi

Related Articles

Bạn thường có những biểu hiện như chóng mặt, đau đầu hay mất thăng bằng, thậm chí là té ngã? Đây có thể là triệu chứng rối loạn tiền đình.

Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận của tai trong và não giúp kiểm soát sự cân bằng và chuyển động của mắt. Bạn có thể gặp triệu chứng rối loạn tiền đình nếu hệ thống này bị tổn thương do bệnh tật, lão hóa hoặc chấn thương đầu.

Sau đây là 7 triệu chứng rối loạn tiền đình phổ biến mà bạn nên biết để tìm cách phòng ngừa trước khi bệnh trở nặng.

1. Chóng mặt là triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp nhất

Triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ có những biểu hiện sau:

  • Đột ngột chóng mặt, choáng váng, đi không vững và giữ thăng bằng kém
  • Cảm thấy mọi vật xung quanh đều đảo lộn và cảm thấy như bị kéo về một hướng
  • Đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị đè nén lại
  • Triệu chứng tiền đình có thể xuất hiện cả khi ngồi yên lẫn khi cử động

Bạn có thể tìm hiểu và tập thêm những bài tập như vẩy tay hay xoa bóp vùng đầu để giúp tăng lưu thông khí huyết, giảm tình trạng chóng mặt và nặng trĩu đầu. Khi bị chóng mặt, bạn nên ngồi hoặc nằm nghỉ. Nếu nằm, hãy kê cao đầu bằng một chiếc gối để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

2. Mất thăng bằng và định hướng

Mất thăng bằng là triệu chứng rối loạn tiền đình

Khi mất thăng bằng và định hướng, bệnh nhân sẽ thường gặp phải một trong những cảm giác sau:

  • Mất thăng bằng, vấp ngã, khó đi thẳng hoặc đi chao đảo
  • Xây xẩm và choáng váng khi đột ngột thay đổi tư thế
  • Khó duy trì tư thế thẳng, đầu có thể nghiêng sang một bên
  • Có xu hướng nhìn xuống để xác nhận vị trí của mặt đất
  • Thường phải chạm hoặc tựa vào đồ vật kiên cố khi đứng, hoặc giữ đầu trong khi ngồi
  • Nhạy cảm với những thay đổi trên bề mặt đi bộ hoặc giày dép
  • Đi lại khó khăn trong bóng tối
  • Đau cơ và khớp (do khó giữ thăng bằng)

Bạn nên tìm hiểu và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình hay phục hồi thăng bằng để hạn chế tình trạng mất thăng bằng và giúp việc đi lại an toàn hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là không nên thay đổi tư thế quá đột ngột để tránh té ngã, chóng mặt hay ngất xỉu.

Khi cảm thấy chóng mặt hoặc mất thăng bằng, bạn nên nằm yên hoặc giữ đầu ở tư thế thẳng và tránh di chuyển để đưa cơ thể về lại trạng thái cân bằng.

3. Rối loạn thính giác

Người bệnh rối loạn tiền đình thường có các dấu hiệu rối loạn thính giác sau:

  • Mất thính lực hoặc nghe không rõ
  • Cảm thấy ù tai hoặc nghe có tiếng ồn trong tai
  • Nhạy cảm với âm thanh lớn
  • Âm thanh lớn đột ngột có thể làm tăng các triệu chứng tiền đình như chóng mặt hoặc mất cân bằng
  • Đau tai

Bạn có thể xoa bóp bấm huyệt vùng tai nếu gặp các dấu hiệu rối loạn tiền đình liên quan đến thính giác để giúp giảm cảm giác khó chịu. Ngoài ra, nếu bị ù tai hoặc mất thính lực do rối loạn tiền đình, bạn nên tránh xa những môi trường ồn ào và cố gắng thư giãn cơ thể để giảm bớt tình trạng này.

Người bệnh có khả năng gặp phải tình trạng rối loạn tuần hoàn tai trong khi bị rối loạn tiền đình nhưng thường sẽ không có những triệu chứng rõ ràng. Vì thế, bạn cần phải hết sức lưu ý đến dấu hiệu sức khỏe của bản thân để bệnh không nặng thêm.

4. Rối loạn thị giác có thể là triệu chứng rối loạn tiền đình

Triệu chứng rối loạn tiền đình: Rối loạn thị giác

Các triệu chứng của rối loạn tiền đình liên quan đến thị giác bao gồm:

  • Giảm khả năng lấy nét, làm mỏi mắt, hoa mắt và không nhìn rõ mọi vật.
  • Mắt khó chịu khi nhìn môi trường đông đúc và bận rộn như kẹt xe, đứng trước đám đông hoặc chờ thanh toán ở các cửa hàng, siêu thị.
  • Nhạy cảm với ánh sáng như ánh sáng chói, ánh sáng di chuyển hoặc nhấp nháy, đặc biệt là đèn huỳnh quang.
  • Nhạy cảm với một số loại màn hình máy tính và tivi kỹ thuật số.
  • Có xu hướng tập trung vào các đối tượng ở gần vì mắt sẽ căng thẳng và khó chịu khi tập trung nhìn ở khoảng cách xa.
  • Tăng tình trạng bệnh quáng gà và khó đi trong bóng tối.

Bạn có thể tập những bài tập ổn định mắt chữa bệnh rối loạn tiền đình để cải thiện khả năng kiểm soát chuyển động của mắt, giúp nhìn rõ hơn trong quá trình chuyển động.

Nếu phải tập trung hoặc làm việc quá lâu, bạn nên thử quy tắc 20-20-20 để giúp thư giãn đôi mắt. Nghĩa là cứ 20 phút làm việc, bạn hãy đưa mắt nhìn một vật ở cách xa 6m (20 feet) trong 20 giây. Bài tập ngắn này có thể giúp giảm mỏi mắt rất hiệu quả.

5. Triệu chứng rối loạn tiền đình: Làm giảm khả năng chú ý

Bệnh rối loạn tiền đình có thể làm giảm khả năng chú ý và biểu hiện thành các tình trạng như:

  • Khó tập trung và chú ý cũng như dễ bị phân tâm
  • Thường hay quên và không nhớ mình đã làm gì trước đó
  • Nhầm lẫn, mất phương hướng, khó hiểu những hướng dẫn hoặc chỉ dẫn
  • Khó hiểu các cuộc hội thoại, đặc biệt là khi có tiếng ồn hoặc đang chuyển động
  • Mệt mỏi về tinh thần và thể chất

Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, bạn có thể chọn liệu pháp ngâm chân để giúp cơ thể thư giãn hơn cũng như giúp điều hòa khí huyết và thải độc cơ thể. Bạn cũng nên tập cách hít thở khi cảm thấy mệt mỏi để có thể giải tỏa được những căng thẳng và tăng khả năng tập trung.

6. Lo lắng, thiếu tự tin và trầm cảm

Trầm cảm là một triệu chứng rối loạn tiền đình

Ít người biết rằng, rối loạn tiền đình không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn gây ra nhiều vấn đề tâm lý, đặc biệt là trầm cảm và lo âu. Những người bệnh có biểu hiện rối loạn tiền đình liên quan đến tâm lý như trầm cảm và hay lo lắng thường có khuynh hướng:

  • Mất tự chủ và sự tự tin
  • Lo âu, hoảng loạn và cô lập với xã hội
  • Hay phiền muộn
  • Thay đổi nhận thức và tâm lý

Khi thấy trong người không khỏe, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tâm lý, bạn nên đến gặp bác sĩ để có cách điều trị bệnh kịp thời.

7. Các triệu chứng rối loạn tiền đình khác

Người bệnh rối loạn tiền đình còn gặp các triệu chứng khác như:

  • Buồn nôn, nôn mửa gây mất nước
  • Bị say tàu xe dù trước đây chưa từng say xe
  • Nhức đầu
  • Nói lắp

Bạn có thể thực hiện các bài tập kiểm soát hơi thở để thở chậm lại và giảm buồn nôn. Đầu tiên, bạn hãy chọn một bộ trang phục rộng rãi, sau đó ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái và nhắm mắt lại. Bạn đặt một tay lên ngực, một tay lên bụng, từ từ hít thở bằng bụng.

Bên cạnh các phương pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống sinh hoạt hợp lý như đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe tốt. Không những thế, bạn cũng cần tập luyện thể dục nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày cũng như uống nhiều nước để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ khác như thuốc chiết xuất từ Ginkgo biloba. Ginkgo biloba từ lâu đã được chứng minh về khả năng làm giãn mạch máu, giúp tăng cường lưu thông máu và cho thấy nhiều lợi ích trong việc cải thiện các triệu chứng như chóng mặt, xây xẩm và đau đầu. Ngoài ra, Ginkgo biloba còn có nhiều thành phần chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho cơ thể, đặc biệt có lợi đối với các tế bào não và thần kinh. Vì vậy, Ginkgo biloba còn được sử dụng để cải thiện các triệu chứng rối loạn nhận thức như suy giảm trí nhớ hoặc kém tập trung.

Ginkgo biloba giảm triệu chứng rối loạn tiền đình

Ngày nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm chiết xuất từ Ginkgo biloba khác nhau khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn được dòng sản phẩm hiệu quả, chất lượng và an toàn. Các chuyên gia khuyến nghị, bạn nên lựa chọn cho mình các sản phẩm Ginkgo biloba đạt tiêu chuẩn chuẩn hóa EGb761 của Tổ chức Y tế Thế giới. Thuốc chuẩn hóa EGb761 chứa hàm lượng các hợp chất mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như 24% flavone glycoside (chủ yếu là quercetin, kaempferol và isorhamnetin) và 6% terpene lactones (trong đó có 2,8-3,4% ginkgolides A, B,C, và 2,6-3,2% bilobalide) mà không phải sản phẩm nào cũng có được. Ngoài ra, các sản phẩm này cũng có hàm lượng ginkgolic acid (một hợp chất gây độc tế bào) luôn được giữ ở mức dưới 5ppm. Vì vậy, thuốc Ginkgo biloba chuẩn hóa EGb761 vẫn luôn đảm bảo an toàn dù sử dụng trong thời gian dài.

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến và không kém phần nghiêm trọng với đa số những người làm việc trí óc và gặp căng thẳng nhiều trong công việc. Triệu chứng rối loạn tiền đình làm bạn cảm thấy không có sức lực để hoàn thành các công việc của mình và gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống.

Khi bạn phát hiện mình có các dấu hiệu rối loạn tiền đình, hãy chú ý và cảm nhận sự thay đổi của cơ thể. Bạn nên tìm đến sự trợ giúp của người thân và tham khảo ý kiến bác sĩ để quá trình chữa bệnh đạt kết quả tốt nhất nhé!

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất