7 bài thể dục dưỡng sinh người cao tuổi với ghế: cách duy trì sức khỏe hiệu quả, ít tốn kém • Hello Bacsi

Related Articles

Khi tuổi tác ngày càng cao, ai cũng có thể mắc một hoặc vài căn bệnh mãn tính. Điều này khiến sức khỏe và các chức năng vận động cơ thể suy giảm. Để hạn chế nguy cơ tổn hại sức khỏe, tập thể dục dưỡng sinh người cao tuổi là một trong những giải pháp đơn giản, ít tốn kém nhưng đem lại sức khỏe quý giá.

7 bài tập thể dục dưỡng sinh người cao tuổi tại nhà

Lưu ý, trước khi thực hiện các bài tập thì bạn cần thực hiện khởi động cho cơ thể. Đơn giản nhất là di chuyển chân luân phiên từ 30 đến 60 giây, rồi thực hiện 30 giây xoay cánh tay. Lặp lại trong vòng từ 3-5 phút.

Sau đây là một số bài tập thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi với ghế, bạn có thể tham khảo nhé:

1. Bài tập nâng bắp chân

Với bài tập thể dục dưỡng sinh người cao tuổi này, bạn có thể tăng cường sức mạnh và khả năng vận động của cẳng chân.

  • Ngồi trên ghế có tựa lưng, chân dang rộng ngang hông, bàn chân đặt thẳng trên sàn. Mắt nhìn thẳng về trước.
  • Bắt đầu nhấc gót bàn chân phải lên cao nhất có thể, cố gắng hết mức sao cho gót chân thẳng đứng so với mũi bàn chân. Bắp chân căng lên.
  • Hạ gót chân xuống sàn và lặp lại động tác khoảng 10 lần.
  • Chuyển sang gót chân trái, làm tương tự 10 lần.
  • Thực hiện liên tục 3 set với 2 chân, mỗi set 10 lần cho mỗi chân.
  • Vào cuối bài tập, nâng gót chân lên khỏi sàn và giữ trong khoảng 20 giây.

2. Thể dục dưỡng sinh người cao tuổi: bài tập ngồi và đứng

Bài tập dưỡng sinh người cao tuổi

Có thể gọi bài tập ngồi và đứng với ghế là bài tập squat cho người cao tuổi. Tác dụng của bài tập thể dục dưỡng sinh người cao tuổi này là duy trì khả năng đứng lên và ngồi xuống ghế một cách độc lập, cải thiện sức mạnh của đôi chân, củng cố sự cân bằng và khả năng kiểm soát cơ thể.

  • Ngồi vững trên ghế, đặt hai chân trên sàn, rộng bằng hông.
  • Tập trung vào sức mạnh cơ thể, nhón người về phía trước bằng hông. Sử dụng càng ít sự trợ giúp của tay càng tốt.
  • Đặt trọng lượng của cơ thể lên đôi chân và đẩy người để đứng thẳng lên, đầu gối và hông mở rộng hoàn toàn.
  • Tiếp tục, sau khi đã đứng thẳng thì bạn từ từ đẩy ngược hông ra phía sau, đầu gối chùng xuống để hạ thân ngồi vào ghế.
  • Thực hiện khoảng 10 lần.

Lưu ý nếu bạn không thể đẩy hông về phía trước để đứng lên được thì chỉ cần chuyển trọng lượng về phía trước, dồn lên đôi chân, nâng mông lên khỏi ghế tầm 3-5cm, giữ một vài giây rồi hạ mông xuống.

3. Bài tập ngồi nâng gối

Bài tập này có thể cải thiện khả năng linh hoạt và chuyển động của phần hông và cũng tốt cho tim mạch và quá trình lưu thông máu của cơ thể.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất