6 nhóm thực phẩm ảnh hưởng đến phản ứng viêm • Hello Bacsi

Related Articles

Ngoài việc làm giảm cholesterol tốt (HDL), chất béo chuyển hóa còn có thể gây suy giảm chức năng của các tế bào nội mô lót trong lòng động mạch. Từ đó, nguy cơ bệnh tim cũng tăng lên.

Ăn nhiều chất béo chuyển hóa nhân tạo làm tăng nồng độ của các marker viêm, chẳng hạn như protein phản ứng C (CRP).

Thực tế, một nghiên cứu cho biết nồng độ CRP ở những người phụ nữ tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa nhất cao hơn đến 78%.

Các nghiên cứu trên nam giới khỏe mạnh và có mức cholesterol cao đã thấy sự gia tăng các dấu hiệu viêm tương ứng để đáp ứng với chất béo chuyển hóa.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa gồm có khoai tây chiên và những thức ăn nhanh khác, một số loại bỏng ngô, bơ thực vật, shortening, bánh ngọt hay bánh quy đóng gói, các thực phẩm có thành phần dầu thực vật được hydro hóa một phần (partially hydrogenated vegetable oil) trên nhãn.

3. Dầu thực vật

Một số nhà khoa học cho rằng vài loại dầu thực vật, chẳng hạn như dầu đậu nành, sẽ thúc đẩy quá trình viêm do có hàm lượng axit béo omega-6 rất cao.

dầu đậu nành và phản ứng viêm
Dầu đậu nành có hàm lượng omega-6 cao nên có khả năng thúc đẩy các phản ứng viêm trong cơ thể

Thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên ăn nhiều thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá béo để cải thiện tỷ lệ omega-6 : omega-3 tiêu thụ. Từ đó, cơ thể sẽ có được những lợi ích kháng viêm từ omega-3.

Trong một nghiên cứu, những con chuột được ăn chế độ ăn với tỷ lệ omega-6 : omega-3 là 20:1 có nồng độ các dấu hiệu viêm cao hơn nhiều so với những con chuột có chế độ ăn kiêng với tỷ lệ của hai axit béo trên là 1:1 hoặc 5:1.

Tuy vậy, bằng chứng cho thấy tiêu thụ lượng lớn axit béo omega-6 làm tăng phản ứng viêm ở người vẫn còn rất hạn chế.

Những nghiên cứu đối chứng cho thấy axit linoleic (omega-6 phổ biến trong chế độ ăn uống) không gây ảnh hưởng đến các marker viêm.

Do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để đưa ra được kết luận rõ ràng.

Dầu thực vật (như dầu đậu nành, dầu đậu phộng…) thường được sử dụng trong nấu ăn và là thành phần chính trong rất nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn.

4. Carbohydrate tinh chế

Carbohydrate đã chịu nhiều tin đồn xấu về những tác hại có thể gây ra cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại carbohydrate nào cũng xấu.

Từ thời xa xưa, con người đã tiêu thụ nhiều chất xơ, carbohydrate chưa qua chế biến dưới dạng cây cỏ, rễ cây, trái cây… Thế nhưng, carbohydrate tinh chế lại khác, chúng có thể kích thích phản ứng viêm.

Carbohydrate tinh chế đã bị loại bỏ hầu hết chất xơ. Trong khi chất xơ giúp tạo cảm giác no, kiểm soát lượng đường trong máu và nuôi dưỡng những vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng carbohydrate tinh chế trong chế độ ăn uống ngày nay có thể kích thích sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm trong đường ruột, làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh viêm ruột.

Carbohydrate tinh chế cũng có chỉ số đường huyết (GI) cao hơn loại chưa qua chế biến. Thực phẩm với GI cao sẽ làm tăng nồng độ đường trong máu nhanh hơn nhóm thực phẩm có GI thấp.

Trong một nghiên cứu đối chứng, những người đàn ông trẻ, khỏe được ăn 50g carbohydrate tinh chế ở dạng bánh mì trắng có lượng đường trong máu cao hơn và nồng độ của một marker viêm cụ thể cũng tăng cao.

carbohydrate tinh chế
Bánh mì trắng là một nguồn carbohydrate đã tinh chế có chỉ số GI cao

Các nguồn carbohydrate tinh chế thường thấy là kẹo, bánh mì, mì ống, bánh ngọt, một số ngũ cốc, bánh quy, nước ngọt có đường và những thực phẩm chế biến sẵn có thêm đường hoặc bột đã tinh chế.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất