6 nguyên nhân khiến răng sứ bị mẻ và cách khắc phục • Hello Bacsi

Related Articles

Nguyên nhân nào khiến răng sứ bị mẻ, bạn cần làm gì khi rơi vào tình huống này? Đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết sau của Hello Bacsi?

1. Lệch khớp cắn: Nguyên nhân khiến răng sứ bị mẻ

Điều quan trọng nhất trong việc gắn răng sứ là phải đảm bảo được khớp cắn của người bệnh không bị sai lệch. Tình trạng khớp cắn bị sai lệch sẽ gây ra nhiều áp lực trên răng sứ. Từ đó khiến răng bị mẻ, hình thành vết nứt trên thân răng. Nha sĩ phải đảm bảo rằng răng sứ không chỉ đem đến sự thẩm mỹ cho người bệnh, mà còn phải kiểm tra kỹ càng xem răng có hoạt động đúng khớp cắn hay chưa. Chính vì yếu tố thẩm mỹ, nên đa phần mọi người thường thay thế răng sứ cho những răng cửa. Khi tình trạng răng bị nứt, mẻ xuất hiện ở các răng cửa sẽ gây ra sự mất tự tin, khó khăn trong việc giao tiếp mà thậm chí có thể gây xước, rách môi.

2. Răng sứ bị mẻ: Do không được gắn khít vào cùi răng

Sau bước kiểm tra khớp cắn, việc bảo đảm răng sứ và cấu trúc răng thật phải khớp là điều quan trọng thứ hai. Nha sĩ thường sẽ phải kiểm tra rất kỹ bước này, nhưng cũng không thể tránh khỏi tình trạng thiếu sót. Nếu răng sứ không được gắn khít vào cùi răng thật sẽ xảy ra tình trạng hở chân răng, gây mất thẩm mỹ và về lâu về dài sẽ gây ra tình trạng nứt, mẻ vì răng sứ không được cố định chắc chắn. Ngoài ra, việc để lộ chân răng còn gây ra tình trạng oxy hóa và khoáng chất trong thức ăn làm cho lớp sứ mỏng dần. Đây sẽ là nguyên nhân chính lý giải cho tình trạng viền chân răng bị đen.

3. Răng sứ và răng thật không khít nhau khiến răng sứ bị mẻ

Hiện nay, sự ra đời của công nghệ mặt dán sứ Non-prep Veneer không mài răng thường được dùng cho những người bị thưa răng. Công nghệ này có ưu điểm là không cần mài răng, giúp bảo toàn được răng thật. Nhưng khuyết điểm chính của công nghệ này là răng sứ sẽ không được dán khít lên răng thật. Nguyên nhân là vì kết cấu của răng thật gồ ghề, không bằng phằng. Vì vậy, khi bọc lớp sứ lên răng thật sẽ tạo nên những lỗ hở giữa 2 lớp này, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ gây viêm. Khi tình trạng này trở nặng bạn sẽ bị chảy máu nướu, cuối cùng là bị tiêu xương quanh những chiếc răng đó, tạo ra khe hở khiến cho răng sứ dễ bị nứt, mẻ.

4. Răng sứ chất lượng thấp

Việc chọn một nha khoa uy tín để có một hàm răng sứ chất lượng là rất quan trọng. Một chiếc răng sứ kém chất lượng sẽ có thể sẽ có màu mờ đục, quá to so với răng thật hoặc có thể quá yếu để chịu được áp lực cắn, nhai. Sớm hay muộn thì răng sứ chất lượng thấp cũng sẽ bị mẻ, nứt, bắt buộc phải nhờ sự can thiệp của các phòng khám nha khoa chất lượng để sửa chữa hoặc làm lại răng sứ mới. Điều này sẽ gây tốn kém và đau đớn hơn cho người bệnh.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất