6 cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú dễ dàng, mẹ nào cũng làm được

Related Articles

Ảnh tác giảbadge

Lịch sinh hoạt của trẻ sơ sinh có thể không tuân theo bất kỳ khuôn mẫu nào mà cần có sự linh động. Đặc biệt là trong vài tuần đầu sau sinh, em bé thường ngủ rất nhiều vì những lý do khác nhau. Một số trẻ thích ngủ đến mức không tự thức dậy để bú khiến nhiều mẹ băn khoăn có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú hay không? Cách đánh thức trẻ sơ sinh như thế nào để trẻ không cáu gắt, khó chịu?

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, việc trẻ ngủ giấc quá dài trên 4 giờ có thể là vấn đề đáng quan tâm. Bởi vì trẻ ngủ nhiều sẽ làm giảm số cữ bú cần thiết và ảnh hưởng đến cân nặng và sự tăng trưởng của trẻ. Do đó, nếu bạn đang lo lắng về điều này và cần tìm giải pháp thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết sau nhé!

Vì sao trẻ sơ sinh hay buồn ngủ hoặc ngủ giấc dài không dậy bú?

Thông thường, trẻ sơ sinh cần được bú ít nhất 8 – 12 cữ trong một ngày để đảm bảo nhận đủ dinh dưỡng giúp tăng cân đều đặn và kích thích ngực mẹ sản xuất sữa. Dựa trên tần suất này cộng thêm kích thước dạ dày của trẻ còn khá nhỏ thì hầu hết em bé đều cần được cho bú sau mỗi 2 – 3 giờ để không bị đói bụng.

cách đánh thức trẻ sơ sinh

Tuy nhiên, trong khi nhiều trẻ sơ sinh có thể tự thức dậy để bú thì có những em bé sẽ ngủ nhiều hơn và không dậy bú. Điều này khiến nhiều mẹ băn khoăn, lo lắng không biết vì sao trẻ ngủ nhiều, kể cả khi đang đói. Sau đây là những nguyên nhân lý giải cho vấn đề này mà có thể mẹ quan tâm:

  • Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều là vì bé đã quen với việc ngủ cả ngày trong bụng mẹ. Sau khi chào đời, trẻ vẫn chưa thể nhận thức ngay sự khác nhau giữa ban ngày và ban đêm. Đó là lý do trẻ mới sinh thường ngủ nhiều vào ban ngày và cần có thời gian để thay đổi nếp ngủ.
  • Đôi khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều so với bình thường là vì trẻ được giữ ấm tốt, ngủ trong môi trường mát mẻ, được ngủ gần mẹ. Điều này làm cho em bé cảm thấy thoải mái nên không thức dậy.
  • Một số trẻ mới sinh ngủ nhiều là do ảnh hưởng từ thuốc gây mê hoặc thuốc giảm đau mà mẹ được dùng trong quá trình chuyển dạ sinh nở
  • Việc nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là khi cho trẻ bú trực tiếp từ bầu ngực mẹ thường dễ đưa bé vào giấc ngủ. Đó là lý do mà nhiều em bé có thể ngủ gật giữa chừng khi đang bú.

Nhìn chung, hầu hết trẻ sơ sinh ngủ nhiều là điều bình thường vì giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ ngủ li bì có thể liên quan đến tình trạng nhiễm trùng, bệnh lý nào đó chẳng hạn như bệnh vàng da nên mẹ cũng đừng chủ quan. Nếu không dễ đánh thức bé dậy nhiều lần trong ngày thì cần nhanh chóng cho con đến bệnh viện để được kiểm tra.

Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú? 3 lý do nên đánh thức trẻ

Đối với vấn đề có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú hay không thì điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và sức khỏe tổng thể của em bé. Hầu hết trẻ sơ sinh đều giảm cân trong vài ngày đầu sau khi sinh và trẻ cần 1 đến 2 tuần để tăng cân trở lại. Điều này nghĩa là trẻ sơ sinh cần được bú mẹ thường xuyên trong giai đoạn này để đảm bảo sự phát triển. Vì vậy, trong trường hợp trẻ sơ sinh ngủ 4 – 5 giờ không thức dậy bú thì việc đánh thức trẻ dậy bú có thể rất cần thiết.

cách đánh thức trẻ sơ sinh

Nhiều mẹ vẫn cho rằng đánh thức trẻ sơ sinh là không nên nhưng thực chất việc cho con bú cũng quan trọng không kém so với giấc ngủ của trẻ. Sau đây là những lý do giải thích vì sao bạn nên biết cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú khi con ngủ lâu hơn so với bình thường:

1. Trẻ cần tăng cân

Như đã đề cập, trẻ sơ sinh thường mất 1 đến 2 tuần sau sinh để có thể tăng cân trở lại bằng với thời điểm ngay sau khi chào đời. Trong giai đoạn này, trẻ cần được bú thường xuyên, bú đúng cữ để phát triển khỏe mạnh. Việc trẻ ngủ quá lâu thường làm giảm số cữ bú, có thể khiến trẻ không bú đủ sữa dẫn tới chậm tăng cân nên mẹ cần đánh thức con dậy bú đúng thời điểm.

2. Đảm bảo tăng cường sản xuất sữa mẹ

Cơ thể mẹ thường sản xuất sữa dựa trên nhu cầu bú của em bé. Nếu bạn không cho trẻ bú thường xuyên, đặc biệt là trong những tuần đầu sau sinh thì lượng sữa tiết ra sẽ ít dần. Do đó, để tránh tình trạng này thì bạn phải cho bé bú đều đặn, có thể cần đánh thức trẻ dậy bú đúng cữ để đảm bảo cơ thể mẹ luôn sản xuất đủ sữa.

3. Tránh tình trạng trẻ quấy khóc, cáu kỉnh

Quấy khóc là “dấu hiệu muộn” của một em bé đang rất đói bụng. Khi trẻ quá đói thường sẽ trở nên cáu gắt, khó chịu, thậm chí yếu ớt. Lúc này, bé sẽ không hợp tác dù mẹ đưa ti vào miệng và bạn sẽ phải tốn thời gian để xoa dịu trẻ. Do đó, trong một số trường hợp thì bạn không nên để con ngủ quá lâu dẫn đến đói bụng quá mức. Thay vào đó, trẻ cần được đánh thức kịp thời để bú đúng lúc và bú đủ sữa.

Mách nhỏ 6 cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú dễ dàng mẹ nên thử

Như đã đề cập, giấc ngủ là một phần quan trọng đối với sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẹ cần biết cách đánh thức trẻ sơ sinh đúng lúc để cân bằng giữa giấc ngủ và việc cho con bú. Thực chất, điều này không quá khó, mẹ có thể thử ngay những tuyệt chiêu sau đây để đánh thức con nhẹ nhàng, không làm cho bé quá khó chịu.

1. Trò chuyện hoặc hát cho bé nghe

Đây là biện pháp cơ bản để đánh thức một em bé. Trước tiên, bạn hãy bắt đầu trò chuyện thủ thỉ hoặc hát cho bé nghe. Sau đó, bạn nhẹ nhàng bế con lên ở tư thế thẳng đứng. Giọng nói của mẹ thường có khả năng đánh thức trẻ dậy một cách nhẹ nhàng.

2. Chạm vào bé yêu

cách đánh thức trẻ sơ sinh

Một trong những cách đánh thức trẻ sơ sinh đơn giản nhất là bạn chỉ cần chạm vào người em bé theo nhiều kiểu khác nhau. Chẳng hạn như mẹ có thể cù vào chân con, vuốt má, xoa đầu, xoa nhẹ tay chân, lưng của trẻ hay vỗ nhè nhẹ lên mông bé cưng để giúp con tỉnh giấc.

3. Điều chỉnh ánh sáng trong phòng

Một chút ánh sáng cũng có thể kích thích em bé đang ngủ thức dậy. Vì vậy, bạn có thể chọn cách bật đèn hoặc kéo rèm cửa cho ánh sáng tự nhiên tràn vào để giúp con tỉnh giấc. Tuy nhiên, lưu ý là không nên để ánh sáng tràn vào phòng một cách đột xuất với cường độ mạnh tránh làm em bé giật mình. Thay vào đó, bạn có thể điều chỉnh ánh sáng từ đèn ngủ để đảm bảo không quá chói.

4. Cách đánh thức trẻ sơ sinh: Tận dụng giấc ngủ REM của trẻ

Trẻ sơ sinh thường khó tỉnh giấc hoặc dễ cáu gắt nếu bị đánh thức trong chu kỳ ngủ sâu NREM. Ngược lại, trong chu kỳ ngủ nông REM thì trẻ thường dễ dàng thức giấc hơn. Do đó, hãy để ý đến một số dấu hiệu trẻ đang ngủ ở chu kỳ REM như trẻ ngọ nguậy tay chân, thay đổi nét mặt, nhấp nháy mí mắt để đánh thức con nhé!

5. Cởi khăn quấn hoặc quần áo em bé

Đôi khi việc được giữ ấm sẽ làm cho trẻ sơ sinh ngủ sâu và không muốn thức dậy. Do đó, cách đánh thức trẻ sơ sinh khá hiệu quả là bạn hãy mở chăn, cởi bỏ khăn quấn hoặc cởi bỏ bớt quần áo của em bé. Hầu hết trẻ mới sinh đều không thích cảm giác da tiếp xúc với không khí mát mẻ bên ngoài đột ngột. Vì vậy mà việc cởi quần áo sẽ khiến bé cảm thấy không thoải mái và tỉnh dậy.

6. Thay tã hoặc cho bé đi tắm

Tương tự như việc cởi quần áo nhằm mục đích đánh thức trẻ, việc thay tã hoặc cho bé đi tắm cũng có thể mang đến hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết áp dụng giải pháp này thường xuyên. Ngoại trừ trường hợp trẻ ngủ quá lâu và bạn gặp khó khăn khi đánh thức trẻ.

Có nhiều cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú khác nhau. Bạn có thể thử nhiều hơn một cách để xem biện pháp nào mang đến hiệu quả như mong đợi, giúp con tỉnh giấc mà không cáu gắt hay khó chịu. Thông thường, việc chủ động đánh thức trẻ dậy bú chỉ cần thiết khi trẻ dưới 3 tháng tuổi. Qua giai đoạn này, khi nguồn sữa mẹ ổn định và trẻ tăng cân đều đặn thì bạn không cần đánh thức trẻ dậy bú mà có thể cho bú theo nhu cầu của bé.


Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cùng hơn 5.000 bố mẹ khác

Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!


Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất