5 điều bạn nên biết về bệnh thiếu máu nhược sắc • Hello Bacsi

Related Articles

Để biết thiếu máu nhược sắc có nguy hiểm không, bạn hãy cùng tìm hiểu thiếu máu nhược sắc là gì, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị thiếu máu nhược sắc nhé!

1. Thiếu máu nhược sắc là gì?

Bệnh thiếu máu hiện nay được phân loại dựa trên số lượng hồng cầu và tỷ lệ huyết sắc tố (hemoglobin). Có 3 loại thiếu máu bao gồm: thiếu máu ưu sắc, thiếu máu nhược sắc và thiếu máu đẳng sắc.

Thiếu máu nhược sắc (hypochromic anemia) là tình trạng bệnh thiếu máu với các chỉ số sinh học được đánh giá bao gồm:

  • Nồng độ huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (MCHC): < 280g/l
  • Lượng huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (MCH): < 27pg (picogram)
  • Thể tích trung bình của hồng cầu trong máu (MCV): < 60fl (femtoliter)

Thiếu máu nhược sắc là tình trạng xuất hiện sự suy giảm số lượng huyết sắc tố trong tế bào, kích thước hồng cầu biến đổi và nhạt màu hơn bình thường. Điều này làm giảm khả năng vận chuyển oxy tới các mô cơ thể.

2. Nguyên nhân thiếu máu nhược sắc

Các nguyên nhân gây thiếu máu có thể bao gồm:

• Thiếu sắt: Tủy xương cần sắt để tạo ra huyết sắc tố. Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ lượng huyết sắc tố cho các tế bào hồng cầu.

• Thiếu vitamin: Cơ thể cần folate và vitamin B12 để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nếu chế độ ăn thiếu 2 loại vitamin này và các chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm giảm sản xuất hồng cầu.

• Các bệnh viêm: Một số loại bệnh như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, bệnh Crohn và các bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính khác có thể cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu.

• Ảnh hưởng do tủy xương: Các bệnh như bệnh bạch cầu và bệnh tủy có thể gây thiếu máu bằng cách tác động đến việc sản xuất máu trong tủy xương.

• Bệnh lý đường tiêu hóa: Khi gặp phải các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, viêm loét dạ dày… sẽ có nguy cơ khiến bạn bị chảy máu trong, gây thiếu máu, bên cạnh đó còn khiến việc hấp thu sắt kém hơn bình thường. Các ký sinh khuẩn đường ruột như giun móc, trĩ… cũng có thể gây thiếu sắt.

• Rối loạn huyết sắc tố: Tình trạng này thường gặp trong các trường hợp như ngộ độc chì, ngộ độc thuốc isoniazid, dùng thuốc chloramphenicol và rối loạn chuyển hóa vitamin B6.

• Bệnh thalassemia: Đây là bệnh xuất hiện do sự bất thường về mặt di truyền bẩm sinh gây phá hủy các tế bào hồng cầu quá mức, dẫn đến tình trạng thiếu máu.

3. Triệu chứng thiếu máu nhược sắc

thiếu máu nhược sắc

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất